hieuluat
Chia sẻ email

Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí?

Mục lục bài viết
  • Trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng
  • Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí?
  • Bỏ sinh hoạt Đảng có bị xử lý kỷ luật?
Theo quy định, Đảng viên phải có trách nhiệm  đóng Đảng phí. Tuy nhiên, trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí không?
Câu hỏi: Tôi được kết nạp Đảng và sinh hoạt tại chi bộ ở quê. Hiện sức khỏe của tôi đã yếu, tôi đã làm đơn và được quyết định cho phép miễn sinh hoạt Đảng. Vậy tôi có phải đóng Đảng phí không?

Trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng

Khi trở thành Đảng viên thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ sinh hoạt Đảng, được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và mỗi Đảng viên phải nghiêm túc thực hiện.

Trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng

Trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Đảng viên có thể được miễn sinh hoạt Đảng. Theo Điều 7 của Điều lệ Đảng, Đảng viên cao tuổi, sức khoẻ yếu có thể xin chi bộ xem xét, quyết định được miễn sinh hoạt Đảng. Điều này được hướng dẫn tại điểm 7 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, cụ thể:

“Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi ủy hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.”

Để hướng dẫn cụ thể trường hợp miễn sinh hoạt Đảng, Ban Chấp hành TW đã quy định chi tiết tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW được ban hành ngày 18/01/2022:

Trường hợp Đảng viên tuổi đã cao, sức khỏe yếu không thể tham gia sinh hoạt Đảng:

- Để xem xét miễn sinh hoạt Đảng, Đảng viên phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế.

- Đảng viên phải tự làm đơn xin miễn sinh hoạt Đảng hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ miễn sinh hoạt Đảng.

Ngoài ra, hướng dẫn này cũng quy định trường hợp Đảng viên có thể xin miễn sinh hoạt Đảng mà không phải lý do tuổi cao sức yếu như nêu trên, các trường hợp đó là:

- Đảng viên phải đi điều trị bệnh dài ngày/ở xa nơi cư trú;

- Ra nước ngoài làm có việc riêng, làm nhiệm vụ đơn lẻ hoặc đi lao động đơn lẻ hoặc ở vùng ca không có tổ chức Đảng/điều kiện đi lại khó khăn không thể đi sinh hoạt Đảng;

- Đảng viên nữ trong thời gian thai sản có nguyện vọng được miễn sinh hoạt Đảng;

- Đảng viên đi làm việc lưu động tại các địa phương/đơn vị trong nước dưới 1 năm, hoặc việc làm không ổn định, hoặc ở nơi chưa có tổ chức Đảng;

- Cán bộ, công viên chức nghỉ công tác chờ đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng được miễn sinh hoạt Đảng.

Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí?

Dù được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo Hướng dẫn 27-HD/BTCTW của Ban Chấp hành TW Đảng ban hành ngày 26/3/2009, Đảng viên có các trách nhiệm sau đây:

- Tham dự đại hội Đảng viên;

- Thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân;

- Đóng Đảng phí;

- Gửi gìn tư cách Đảng viên;

- Chấp hành gương mẫu, vận động gia đình chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Nếu có hành vi vi phạm tư cách Đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.

Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí?

Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí?

Như vậy, Đảng phí là trách nhiệm và nghĩa vụ mà Đảng viên phải thực hiện khi đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây là nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động, tổ chức của Đảng, có ý nghĩa chính trị quan trọng. Do đó, Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng thì vẫn là Đảng viên và phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của một người Đảng viên là đóng Đảng phí theo quy định.

Tuy nhiên, trường hợp Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì có thể làm đơn xin đề nghị miễn/giảm mức đóng Đảng phí để được Chi bộ xem xét và báo cáo lên cấp uỷ cơ sở để quyết định theo quy định tại mục I (điểm 9) Công văn số 141-CV/VPTW/nb.

Bỏ sinh hoạt Đảng có bị xử lý kỷ luật?

Đảng viên chỉ được miễn sinh hoạt Đảng trong các trường hợp nêu trên. Trường hợp Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng mà không có lý do chính đáng nghĩa là đang không thực hiện các nhiệm vụ của một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tuỳ vào mức độ vi phạm.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Quy định 69-QĐ/TW ban hành năm 2022 thì Đảng viên vi phạm trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

“c) Dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.”

Như vậy, Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu đã bị kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị xử kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Đồng thời, tại điểm 8 Quy định 24-QĐ/TW cũng nêu rõ sẽ xóa tên Đảng viên nếu Đảng viên bỏ sinh hoạt/không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.

Ngoài ra, tại mục 3.5.2 điểm 3 Quy định 24-QĐ/TW quy định không xem xét kết nạp lại đối với những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do bỏ sinh hoạt Đảng. Do đó, ngoài việc xử lý xoá tên Đảng viên, người vi phạm cũng sẽ không được xem kết nạp lại.

Trên đây là những thông tin về Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ tổng đài:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X