hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 30/09/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mua dự án bị thế chấp, làm gì để giảm rủi ro?

Khi mua phải dự án bị thế chấp ngân hàng không phải lúc nào người mua cũng gặp phải rủi ro. Chỉ khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán khoản nợ mới đẩy người mua vào tranh chấp.

Chủ đầu tư có quyền thế chấp dự án để vay vốn

Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Việc thế chấp chỉ áp dụng tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Nếu chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, nếu được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý, chủ đầu tư không cần giải chấp trước thời hạn này.

Tuy Luật Nhà ở đã cho phép chủ đầu tư thế chấp dự án nhưng cũng đã ràng buộc các điều kiện để hạn chế rủi ro cho người mua nhà.

Mua dự án bị thế chấp, làm gì để giảm rủi ro?

Mua dự án bị thế chấp, làm gì để giảm rủi ro?

Cần làm gì để giảm rủi ro từ việc mua dự án bị thế chấp

Hiện nay, không ít chủ đầu tư đem dự án ra để thế chấp vay tiền. Dù Luật Nhà ở đã đưa ra những điều kiện mua bán trong khi thế chấp, nhưng trong quá trình giao dịch, khách hàng vẫn có thể gặp phải những rủi ro nhất định:

- Chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích khiến dự án hoàn thành chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến khách hàng;

- Chủ đầu tư hoàn thành dự án nhưng không có khả năng thanh toán nợ dẫn đến tranh chấp giữa khách hàng và tổ chức tín dụng…

Để giảm thiểu tối đa rủi ro, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư như uy tín về tiến độ, tín dụng…Đồng thời, cần đọc kỹ các thông tin trong thông báo về nhà ở đủ điều kiện bán bởi dự án muốn bán cần được giải chấp hoặc phải được khách hàng đồng ý.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X