hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 05/07/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mùa nắng nóng: Cẩn thận bị câu trộm điện

Việc tiền điện của nhiều gia đình tăng đột biến trong thời gian qua được lí giải do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng cũng không nên loại trừ khả năng bị… câu trộm.

Một số cách phát hiện điện có bị câu trộm hay không?

Hiện nay, thủ đoạn câu trộm điện ngày càng tinh vi. Người câu trộm có thể câu trực tiếp trước công tơ không qua đo đếm, dùng máy tạo dòng, dùng nam châm cực mạnh, làm hỏng công tơ để dùng điện…. Điển hình có người thay đổi cả kết cấu hệ thống đo đếm điện.

Một số cách để người dân nhận biết hành vi gian lận điện:

- Kiểm tra điện kế: bao gồm kiểm tra các sợi chì trên điện kế, lỗ trên điện kế, vị trí của điện kế… để xác định;

- Kiểm tra đường dây điện: nếu có dây lạ đấu nối vào đường dây điện của gia đình thì nguy cơ bị câu trộm điện khá cao;

- Yêu cầu công ty điện lực kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị đo đếm điện.

Một hình thức câu trộm điện

Một hình thức câu trộm điện

Câu trộm điện sẽ có chế tài xử phạt nghiêm khắc

Hành vi câu trộm điện hay trộm cắp điện là hành vi bị cấm trong hoạt động sử dụng điện, được quy định trong Luật Điện lực 2004. Vì thế, nếu vi phạm, pháp luật sẽ có chế tài xử phạt rất nghiêm khắc.

Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP, hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền. Tùy thuộc vào số lượng điện trộm cắp mà mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu trường hợp không khởi tố vụ án hình sự, người trộm điện sẽ bị phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

Tất cả hành vi trộm cắp điện đều bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X