hieuluat
Chia sẻ email

Mức đóng và mức hưởng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020

Tham gia BHYT được coi là việc nghiêm túc chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên. Mức hưởng, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020 là vấn đề hầu hết mọi học sinh, sinh viên đều quan tâm trước thềm năm học mới.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, học sinh, sinh viên là đối tượng phải tham gia BHYT thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Về mức đóng, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định học sinh, sinh viên đóng hằng tháng vào quỹ BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng, nên mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên là 67.050 đồng/tháng. Học sinh, sinh viên tham gia BHYT 1 năm học tương đương 12 tháng. Như vậy, năm học 2019-2020 mức đóng vào quỹ BHYT của mỗi học sinh, sinh viên là 804.600 đồng.

Tuy nhiên, đây lại là đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Về mức hỗ trợ, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên tương đương 241.380 đồng. Vì vậy, số tiền còn lại học sinh, sinh viên phải đóng vào quỹ BHYT là 563.220 đồng.

Ngoài ra, UBND cấp tỉnh căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác cũng có thể hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu cho học sinh, sinh viên. Vì vậy, tùy từng địa phương mà mức đóng vào quỹ BHYT của học sinh, sinh viên có thể thấp hơn hoặc bằng 563.220 đồng.

Học sinh, sinh viên có thể lựa chọn đóng BHYT định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần.

Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020

Mức hưởng, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020

Mức hưởng BHYT đối với học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, chuyển tuyến BHYT hoặc thuộc trường hợp cấp cứu sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (223.500 đồng);

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (8.940.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng nêu trên theo tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Xem thêm:

100% học sinh, sinh viên phải tham gia BHYT

Đối tượng nào được Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT?

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X