hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 11/02/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ Tết Tân sửu 2021

Lễ chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán. Theo quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ Tết Tân Sửu là bao nhiêu?

Câu hỏi: Bà nội em năm nay 90 tuổi, chuẩn bị mừng thọ, không rõ mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ năm nay là bao nhiêu ạ để em báo lại với bà cho bà vui ạ - Hà (Quảng Ngãi)
Trả lời:

Người cao tuổi là bao nhiêu tuổi?

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009).

Như vậy, theo quy định này thì người từ đủ 60 tuổi trở lên ở nước ta thì được gọi là người cao tuổi.

mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ

Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ Tết Tân sửu 2021 (Ảnh minh họa)

Mức quà tặng người cao tuổi là bao nhiêu?

Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC:

- Người cao tuổi thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà gồm: 05 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt;

- Người cao tuổi thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm: Hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt;

- Người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi mức quà tặng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất.

Đây là mức chi tối thiểu, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét, quyết định mức chi cao hơn.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố quyết định không tổ chức lễ mừng thọ như Thanh Hóa, Nghệ An…

Người cao tuổi và người già có giống nhau không?

Người già chỉ được nhắc đến trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

- “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

- “phạm tội đối với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Theo Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn “người già” được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên.

Tới Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã không còn thuật ngữ người già mà chỉ còn người đủ 70 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, có thể suy ra, người già được xác định là người đủ 70 tuổi trở lên.

Còn người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009).

Như vậy, người già chính là người cao tuổi. Còn người cao tuổi chưa chắc là người già.

Có thể bạn quan tâm

X