hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 09/11/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Năm 2019, đối tượng nào được miễn, không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí, đối tượng được miễn học phí được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định 145/2018/NĐ-CP.

Đối tượng không phải đóng học phí

Nghị định 86/2015/NĐ-CP ban hành năm 2015, đến nay vẫn còn hiệu lực quy định các đối tượng sau không phải đóng học phí:

- Học sinh tiểu học trường công lập;

- Học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước;

- Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hiện nay, đang có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc liệu có tiếp tục thực hiện chính sách không phải đóng học phí đối với sinh viên ngành sư phạm. Theo một thống kê, năm 2012, tổng mức chi bù học phí thực tế từ nguồn ngân sách cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo lên đến hơn 354 tỉ đồng.

Đối tượng nào được miễn học phí, không phải đóng học phí

Đối tượng nào được miễn học phí, không phải đóng học phí

Đối tượng được miễn học phí

Các đối tượng được miễn học phí hiện nay bao gồm:

- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân;

- Trẻ em học lớp mẫu giáo 05 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo;

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển;

- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học;

- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;

- Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh;

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;

- Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

- Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu;

- Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X