hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/06/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

VTV không mua được bản quyền, người hâm mộ xem Worldcup ở đâu?

Worldcup 2018 đang đến rất gần. Người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới cũng đang hồi hộp đếm từng ngày chờ đợi trái bóng Worldcup chính thức lăn. Tuy nhiên, VTV vẫn chưa thể đàm phán được việc mua bản quyền phát sóng chương trình thể thao hot nhất hành tinh mùa hè này.

Đang đàm phán mua bản quyền phát sóng Worldcup trên nền tảng Internet

Chỉ còn đúng 1 tuần nữa, Worldcup bắt đầu diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ đơn vị truyền hình nào của Việt Nam mua được bản quyền phát sóng chương trình này. Đại diện VTV cho hay, đơn vị này đã cố gắng đàm phán từ rất lâu nhưng do giá quá cao nên chưa thể mua được. Và VTV cũng không bất chấp tất cả để mua bằng được bản quyền phát sóng chương trình này. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có được bản quyền phát sóng Worldcup.

Người hâm mộ bóng đá trong nước tỏ ra vô cùng lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng theo tiết lộ của đại diện VTV, ở Việt Nam có một đơn vị đang đàm phán để có được quyền phát sóng Worldcup trên nền tảng Internet. Dù ông này không tiết lộ cụ thể, nhưng giới chuyên môn cho rằng chỉ có 2 đơn vị có độ phủ sóng rộng trên nền tảng OTT là FPT và myTV mới đủ sức tham gia cuộc chạy đua này. Điều này khiến cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam phần nào vơi đi nỗi lo.

Nếu VTV không mua được bản quyền, người hâm mộ xem Worldcup ở đâu?

VTV không mua được bản quyền, người hâm mộ xem Worldcup ở đâu?

Có “ xem chùa” trên Internet được không?

Thời đại của công nghệ thông tin bùng nổ, nhiều người Việt Nam có thói quen “xem chùa” trên Internet. Với một thiết bị di động thông minh có kết nối mạng, người hâm mộ có thể thoải mái tải về hoặc xem trực tiếp Worldcup từ nhà đài nước ngoài. Và việc “xem chùa” với chúng ta dường như là một thói quen khó bỏ, là lựa chọn của nhiều người dùng Internet hiện nay.

Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật. Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm bản quyền chương trình phát sóng được quy định từ điều 30 đến điều 34. Trong đó, hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng bị phạt từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị bắt dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.

Đến hôm nay (7/6), người hâm mộ vẫn đang chờ đợi động thái tích cực hơn từ phía các nhà đài.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X