Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Việt Nam. Ở nước ta, công dân khi được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định. Vậy, hiểu thế nào về nghĩa vụ quân sự, những ai phải thực hiện nghĩa vụ này?
1. Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Và công dân:
- Trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định
- Không phân biệt về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú...
đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được xem là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
2. Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?
Nội dung trên đã giúp chúng ta hiểu được nghĩa vụ quân sự là gì? Vậy độ tuổi nào phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự thì: Công dân đủ 18 tuổi sẽ được gọi nhập ngũ và độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (trừ các trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định)
Nếu công dân đi học cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 12 Luật này gồm:
1. Công dân nam: đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ: nếu thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.
3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thế nào?
Theo Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự, vào tháng 01 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện về danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm cũng như các công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Sau đó, vào tháng 04, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân có trong danh sách trên để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho các công dân cư trú tại địa phương
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở sẽ chịu trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức…
4. Hiện nay, thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu?
Bên cạnh thắc mắc nghĩa vụ quân sự là gì thì nhiều người cũng chưa rõ về thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu? Về vấn đề này, Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng (trong thời bình).
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không được quá 06 tháng trong trường hợp:
- Nhằm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Ngoài ra, thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng sẽ được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
5. Nghĩa vụ quân sự làm những gì?
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì tất cả công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và khi tham gia nghĩa vụ quân sự, căn cứ theo Điều 9 của Luật này về quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
- Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
- Học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
6. Khi nào công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019, công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ khi:
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên
- Dân quân thường trực có ít nhất 2 năm (24 tháng) phục vụ được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình
- - Cán bộ, công viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo, phong quân hàm sĩ quan dự bị
- Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng (từ đủ 24 tháng trở lên)
- Công dân phục vụ ở tàu kiểm ngư (từ đủ 24 tháng trở lên)
Vừa rồi là những giải đáp liên quan đến nghĩa vụ quân sự là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Khi nào khám nghĩa vụ quân sự 2022?
>> Đi nghĩa vụ quân sự năm 2022, cần lưu ý những gì?