Ở chung cư mà cũng bị dột - chuyện thật mà như đùa đã xảy ra tại không ít căn hộ chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những ngày mưa bão vừa qua. Vậy chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong chuyện này?
Theo Luật Nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định. Đối với nhà chung cư thì thời gian bảo hành tối thiểu là 60 tháng (05 năm) kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm:
- Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát; hệ thống cung cấp chất đốt, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng; bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt; bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt;
- Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.
Như vậy, nếu việc thấm dột xảy ra trong thời gian còn bảo hành thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm sữa chữa, khắc phục, thậm chí là phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu căn hộ.
Trách nhiệm của chủ đầu tư khi nhà chung cư dột
Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc để xảy ra thấm dột tại các căn hộ, theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP, chủ đầu tư còn có thể bị phạt:
- Từ 05 - 10 triệu đồng nếu không phê duyệt quy trình bảo trì công trình; không tổ chức giám sát, nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng.
- Từ 10 - 20 triệu đồng nếu gây thấm dột căn hộ, nhà chung cư.
- Từ 15 - 20 triệu đồng nếu không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định.
- Từ 20 - 30 triệu đồng nếu không tổ chức lập quy trình bảo trì, lập hồ sơ sửa chữa công trình…
- Từ 30 - 40 triệu đồng nếu không kiểm tra, sửa chữa, áp dụng biện pháp khẩn cấp khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng…
Xem thêm: