hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 30/03/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

An sinh xã hội là mục tiêu Nhà nước hướng đến khi đặt ra các chính sách về bảo hiểm xã hội. Vì thế, hiện nay Nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định của Nghị định 134/2015/NĐ-CP, đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:

- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Từ nay tới năm 2020, mức hỗ trợ là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm.

Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Phương thức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Hiện nay, có 3 phương thức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện như sau:

- Người nộp nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;

- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH;

- Cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.

Xem tiếp: Năm 2023, mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X