Nhà ở xã hội là gì? Mua nhà ở xã hội có rủi ro gì không? Lãi suất mua nhà ở xã hội là bao nhiêu? Vay ở ngân hàng nào? Cùng HieuLuat tìm hiểu trong bài viết sau.
Nhà ở xã hội là gì?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi nhà ở xã hội là những loại nhà ở như thế nào?
Đặc điểm cơ bản của loại nhà này như thế nào?
Chào bạn, nhà ở xã hội là gì, nhà ở xã hội có đặc điểm nào khác với các loại nhà khác là những câu hỏi đầu tiên được quan tâm khi nhắc đến nhà ở xã hội.
Hiểu rõ về nhà ở xã hội sẽ giúp người có nhu cầu quyết định đúng đắn, phù hợp với trường hợp của mình.
Cụ thể, khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội và được áp dụng đối với từng loại nhà cụ thể.
Từ định nghĩa, có thể suy ra một số đặc điểm cơ bản đối với nhà ở xã hội như sau:
Về hình thức: Gồm những loại nhà được quy định tại pháp luật về nhà ở;
Về nguồn vốn xây dựng: Được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi về các chính sách thuế, tiền sử dụng đất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật,...;
Ưu đãi khi mua nhà: Nhà nước hỗ trợ vốn vay mua nhà;
Đối tượng: Không phải mọi đối tượng đều được hỗ trợ mua nhà, xây dựng nhà mà chỉ có những đối tượng được luật định và đủ điều kiện mới được nhận;
Điều kiện của từng loại nhà được sử dụng làm nhà ở xã hội: Mỗi loại hình nhà ở như nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ,... thì điều kiện về kích thước, diện tích, chiều cao... có quy định khác biệt;
Ví dụ 1, nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì các căn hộ phải đạt tiêu chuẩn diện tích tối thiểu là 25m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn;
Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh của từng địa phương, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ có thể quy định tăng thêm diện tích cho các căn hộ song không được vượt quá diện tích 77m2 và số lượng các căn tăng thêm diện tích không quá 10% tổng số các căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội trong dự án;
Ví dụ 2, nhà ở xã hội là nhà ở liền kế thấp tầng thì diện tích nhà ở không vượt quá 70m2;
Như vậy, với câu hỏi nhà ở xã hội là gì, căn cứ Luật Nhà ở 2014, chúng tôi có thể giải đáp chính xác cho bạn rằng đây là loại nhà ở được hình thành mà có sự hỗ trợ của Nhà nước và nó dành cho các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở.
Mỗi loại nhà ở riêng lẻ (chung cư, nhà ở liền kề thấp tầng...) đều sẽ có quy định riêng biệt về kích thước, diện tích...
Pháp luật quy định nhà ở xã hội là gì?
Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?
Câu hỏi: Xin hỏi Luật sư, đối tượng nào được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật hiện hành?
Nếu tôi là công nhân thì có thể được mua không?
Chào bạn, nhà ở xã hội là gì, đối tượng nào được mua nhà ở xã hội là những câu hỏi được rất nhiều người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình quan tâm.
Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 09 đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội bao gồm:
Một là, người có công với cách mạng
Hai là, hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thôn;
Ba là, hộ gia đình tại khu vực nông thôn tại vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai/hoặc biến đổi khí hậu;
Bốn là, người có thu nhập thấp/hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực đô thị;
Năm là, người lao động (không phân biệt đang làm việc tại các doanh nghiệp trong hay ngoài khu công nghiệp);
Sáu là, sĩ quan/hoặc hạ sĩ quan nghiệp vụ/hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật/hoặc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan/đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
Bảy là, cán bộ, công chức, viên chức
Tám là, các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở (ví dụ như không đủ điều kiện được thuê nhà ở, hoặc chuyển đi nơi khác,...);
Chín là, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
Tuy nhiên, không phải là một trong số 09 đối tượng trên thì được mua nhà ở xã hội mà các đối tượng này cần đáp ứng thêm điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Cụ thể:
Điều kiện 01: Về nhà ở
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
Điều kiện 2: Về cư trú
Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, đồng thời có tham gia bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên;
Điều kiện 3: Về thu nhập
Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
Nếu trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải có sổ hộ nghèo, cận nghèo để chứng minh về thu nhập;
Đối chiếu với trường hợp của bạn, là một công nhân, bạn cũng thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở/hay được quyền mua nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, để được mua, bạn phải thỏa mãn các điều kiện khác như thu nhập, thực trạng nhà ở, cư trú.
Như vậy, có 09 đối tượng được liệt kê ở trên và đáp ứng các điều kiện về nhà ở, thu nhập, cư trú được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội.
Nói cách khác, vướng mắc về nhà ở xã hội là gì, nhà ở xã hội được bán cho những đối tượng nào đã được chúng tôi giải đáp ở trên.
Công nhân là đối tượng được mua nhà ở xã hội
Mua nhà ở xã hội có khó không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi việc mua nhà ở xã hội cần phải lưu ý những vấn đề gì để hợp đồng mua bán có giá trị pháp lý mà mình có thể giảm thiểu rủi ro, chi phí?
Xin hỏi thông tin như vậy có đúng không?
Chào bạn, nhà ở xã hội là gì, mua nhà ở xã hội có rủi ro không, làm gì để giảm thiểu rủi ro đối với bên mua là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau đây:
Mua nhà ở xã hội cần lưu ý gì?
Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội để giảm thiểu rủi ro pháp lý đối với bên mua xuất phát từ điều kiện, thủ tục mua bán nhà ở xã hội.
Cụ thể, gồm có các lưu ý về hồ sơ, kiểm tra điều kiện mua bán trước khi ký kết, thực hiện các công việc sau khi ký hợp đồng mua bán.
Chi tiết như sau:
Lưu ý về hồ sơ | Lưu ý về điiều kiện mua bán trước khi ký kết hợp đồng | Lưu ý về việc thực hiện các công việc sau khi ký hợp đồng |
|
|
|
Như vậy, khi đã hiểu rõ nhà ở xã hội là gì, đã thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì bạn nên chú ý đến một số vấn đề về hồ sơ, giấy tờ, thủ tục như chúng tôi đã nêu ở trên.
Những lo lắng về rủi ro khi mua nhà ở xã hội được chúng tôi giải đáp ở dưới.Mua nhà ở xã hội có rủi ro không?
Về bản chất, bất kỳ một giao dịch dân sự nào cũng tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định.
Rủi ro này chỉ có thể nhìn nhận là ít hoặc nhiều hoặc có thể phát sinh tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
Theo thông tin bạn cung cấp và thực tế cho thấy, rủi ro không cấp được sổ hồng cho nhà ở xã hội đã mua có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Mua nhà ở qua ủy quyền: Tức mua bán khi chưa đủ điều kiện bán theo quy định mà các bên ký kết hợp đồng ủy quyền có nội dung định đoạt quyền sở hữu nhà ở xã hội thay vì hợp đồng mua bán;
Chưa thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
Chủ đầu tư nhà ở xã hội chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, dẫn đến cơ quan Nhà nước không thực hiện cấp sổ cho khách hàng của họ;
Chủ đầu tư chưa thực hiện giải chấp dự án đã thế chấp: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thực tế phát sinh nhiều;
Do hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý: Ví dụ như thẩm quyền ký kết không đúng, bị lừa đảo ký kết hợp đồng, ký kết không có công chứng/chứng thực...;
Từ đó, để giảm thiểu những rủi ro này, bạn cần:
Lưu ý đến những vấn đề mà chúng tôi đã nêu ở phần trên;
Kiểm tra kỹ về nhân thân, giấy tờ, tài liệu... của bên bán, của nhà ở xã hội dự định bán;
Tham vấn tại các tổ chức hành nghề luật/cá nhân có hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực này;
Như vậy, để giảm thiểu những ro pháp lý cho bên mua, bạn có thể tham khảo những khuyến nghị mà chúng tôi lưu ý như đã trình bày.
Cách đơn giản nhất là bạn cần tự mình hiểu rõ một số vấn đề pháp lý cơ bản như nhà ở xã hội là gì, ai được mua nhà ở xã hội, mua bán nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì, mua bán nhà ở xã hội sau 5 năm như thế nào,...
Có thể tồn tại một số rủi ro pháp lý khi mua nhà ở xã hội
Quy định về giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội như thế nào?
Ngoài vấn đề nhà ở xã hội là gì thì giá mua, giá bán, giá thuê mua, thuê mua nhà ở xã hội như thế nào cũng là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.Theo khoản 1, 2, 3 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ do chủ đầu tư xác định và là tổng hợp của các khoản như chi phí để thu hồi vốn, chi phí bảo trì, lãi suất....
Cách xác định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội được xác định cụ thể theo quy định pháp luật như bảng dưới đây:
Giá bán nhà ở xã hội |
|
Giá thuê mua nhà ở xã hội |
|
Giá cho thuê nhà ở xã hội |
|
Như vậy, nhà ở xã hội là gì, nhà ở xã hội được xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán theo những quy định chung như thế nào đã được chúng tôi giải đáp như trên.
Tùy thuộc nhu cầu của bạn là thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội mà bạn nên tìm hiểu cách xác định giá tương ứng cho phù hợp.Ngân hàng cho người vay với lãi suất ưu đãi để mua nhà ở xã hội
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 2023 là bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 2023 là bao nhiêu?
Cảm ơn đã hỗ trợ.
Chào bạn, nhà ở xã hội là gì, vay ngân hàng nào để mua nhà ở xã hội được giải đáp dựa trên quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về ngân hàng, cụ thể như trình bày dưới đây của chúng tôi.
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội tại các ngân hàng có sự khác nhau.
Mức lãi suất này được áp dụng, thay đổi tùy thuộc từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trước hết, theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP, một số quy định chung về mức vốn vay, thời hạn vay, lãu suất cho vay như sau:
Mức vốn vay:
Tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà;
Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;
Thời hạn vay:
Tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
Khách hàng có thể thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn thời hạn tối thiểu;
Mức lãi suất:
Lãi suất vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Lãi suất vay tại các tổ chức tín dụng: Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ;
Cụ thể, mức lãi suất cho vay này được áp dụng cụ thể như sau:
Tổ chức tín dụng cho vay | Mức lãi suất | Thời hạn áp dụng | Căn cứ pháp lý |
Ngân hàng Chính sách xã hội | 4,8%/năm | Từ 10/5/2023 đến 31/12/2024 | Quyết định 486/QĐ-TTg ngày 10/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ |
Ngân hàng thương mại Nhà nước | 8,2%/năm | Từ 1/4/2023 đến hết 31/12/2030 | Công văn số 2308/NHNN-TD ngày 1/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Ngân hàng thương mại khác | Theo thỏa thuận |
Như vậy, hiểu rõ nhà ở xã hội là gì, lãi suất vay mua nhà ở xã hội 2023 là bao nhiêu sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn trước khi mua.
Trên đây là giải đáp về Nhà ở xã hội là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.