hieuluat
Chia sẻ email

Nhập khẩu, kinh doanh tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng

Mặc dù các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản khuyến cáo người dân không kinh doanh, buôn bán, sử dụng tôm hùm đất nhưng thực tế vẫn có nhiều người “phớt lờ” quy định này. Theo quy định của pháp luật, việc nhập khẩu, kinh doanh tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng.

Tôm hùm đất bị cấm kinh doanh tại Việt Nam

Tôm hùm đất hay còn được gọi là tôm càng đỏ, có tên khoa học là Cherax quadricarinatus. Theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT, loại tôm này nằm trong danh mục loài ngoại lai xâm hại có khả năng  gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam; có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam…

Hơn nữa, loài tôm càng đỏ này không hề có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Vì thế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã từng ban hành Công văn 3438/BNN-TCTS nhằm tăng cường kiểm sát loài tôm này. Mới đây, Tổng cục hải quan cũng đã ban hành Công văn 3189/TCHQ-GSQL với mục đích tương tự.

Mặc dù vậy, loại tôm này vẫn đang được kinh doanh, mua bán và sử dụng làm thực phẩm trên thị trường, bất chấp lời cảnh báo của các cơ quan chức năng.

Nhập khẩu, kinh doanh tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng

Nhập khẩu, kinh doanh tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng

Nhập khẩu, kinh doanh tôm hùm đất bị phạt nặng

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại rất cao. Cụ thể, theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hành vi nhập khẩu động thực vật ngoại lai bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng và bị buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Kể từ ngày 5/7 tới đây, khi Nghị định 42/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.

Nghiêm trọng hơn, việc nhập khẩu, phát tán các loại ngoại lai xâm hại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cao nhất của tội danh này lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm:

Tôm hùm đất bị cấm kinh doanh tại Việt Nam

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X