hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/04/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Những bất cập sau gần 4 tháng xử phạt người đi bộ gây tai nạn

Ngày 1/1/2018, Luật 12/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực. Đã gần 4 tháng trôi qua nhưng việc thực hiện điều 260 BLHS vẫn có nhiều bất cập.

Tình hình tai nạn giao thông do người đi bộ vẫn còn

Theo thống kê của Phòng CSGT Công an Hà Nội, kể từ khi điều 260 sửa đổi BLHS có hiệu lực vào 1/1/2018 cho tới hết tháng 3, toàn thành phố xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ, làm 13 người tử vong và 15 người bị thương.

Và cũng trong 2 tháng đầu năm, CSGT Hà Nội đã xử phạt hành chính hơn 40 trường hợp người đi bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Như vậy, Hà Nội đã chính thức ra quân xử phạt các hành vi vi phạm của người đi bộ, đặc biệt là vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy nhiên, việc người đi bộ vi phạm quy định này vẫn còn rất phổ biến.

Xử phạt người đi bộ còn nhiều bất cập

Những bất cập khi xử phạt người đi bộ

Việc thực thi điều 260 Bộ luật hình sự sửa đổi vẫn còn vướng phải rất nhiều khó khăn:

- Vỉa hè bị lấn chiếm không còn chỗ cho người đi bộ. Vì thế, người đi bộ buộc phải vi phạm giao thông.
- Lực lượng cảnh sát giao thông mỏng, không thể có mặt kịp thời xử lý các lỗi vi phạm của người đi bộ.
- Việc cắm các biển báo, vẽ vạch sơn cho người đi bộ… tỏ ra bất hợp lý và kém hiệu quả.
- Nhiều người dân không biết đến quy định mới này.

Vì thế, nếu muốn việc xử phạt người đi bộ theo điều 260 của Bộ luật hình sự, còn rất nhiều vấn đề cần làm về cơ sở hạ tầng, biển báo, nguồn nhân lực... Đặc biệt, cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của người đi bộ khi tham gia giao thông.

Tuân thủ các quy định về an toàn giao thông không những giúp việc thực thi pháp luật được nâng cao mà còn giúp bảo vệ bản thân và gia đình.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X