hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 28/01/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

“Nóng” thực phẩm bẩn dịp cuối năm

Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn có mức phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng. Ở mức độ nghiêm trọng, người vi phạm còn có thể bị xử lý về mặt hình sự. Tuy nhiên, vì mức lợi nhuận khổng lồ, nhiều người vẫn bất chấp để nhằm thu lợi.

Nhu cầu thực phẩm dịp cuối năm tăng cao

Đến hẹn lại lên, càng về cuối năm thị trường thực phẩm càng trở nên sôi động. Nhu cầu mua của người dân tăng cao để phục vụ tụ tập, sum họp gia đình. Vì thế, nhiều thương lái lợi dụng điều này, trà trộn thực phẩm bẩn đế bán ra thị trường.

Đặc biệt, Tết năm nay dịch lở mồm long móng ở lợn đang diễn ra phức tạp. Một con lợn chết có thể được “phù phép” thành các loại thịt gác bếp thơm ngon hoặc lợn bệnh vẫn được bán ra thị trường để người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm… Tình trạng này dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng gây hoang mang trong dân chúng.

Và cũng cứ dịp cuối năm, số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm lại gia tăng. Tuy nhiên, dường như mức xử phạt cũng chưa thể làm người vi phạm nao núng.

“Nóng” thực phẩm bẩn dịp cuối năm

“Nóng” thực phẩm bẩn dịp cuối năm

Kinh doanh thực phẩm bẩn bị phạt nặng

Nghị định 115/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể mức xử phạt khi vi phạm về an toàn thực phẩm. Theo đó, mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Một số hành vi vi phạn về an toàn thực phẩm thường gặp dịp Tết này bao gồm:

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng sẽ bị xử phạt từ 40-50 triệu đồng; trị giá trên 10 triệu đồng sẽ bị phạt từ 80-100 triệu đồng;

- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng;

- Sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng;

- Hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn bị phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm…

Trường hợp giá trị vi phạm lớn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 20 năm tù.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X