hieuluat
Chia sẻ email

Ô tô đỗ chắn cửa nhà dân có bị xử phạt không?

Ô tô đỗ chắn cửa nhà dân là hành động thiếu ý thức của chủ phương tiện. Tuy nhiên, có hay không chế tài xử phạt đối với hành vi này?

Có chế tài nào xử phạt ô tô đỗ chắn cửa nhà dân không?

Hiện nay, các hành vi bị xử phạt ô tô được quy định chi tiết trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm Giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, nghị định này quy định rõ các hành vi của xe ô tô bị xử phạt khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và mức phạt cho từng hành vi.

Đối với việc dừng, đỗ xe của ô tô  và các loại xe tương tự xe ô tô, các hành vi sau sẽ bị xử phạt theo nghị định này bao gồm:

- Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh.
- Dừng xe/đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng/đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng/đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, “Cấm đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.
- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.
- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Như vậy, trong các quy định xử phạt hành chính về hành vi dừng/đỗ xe tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, không có quy định nào về xử phạt ô tô đỗ chắn cửa nhà dân. 

Ô tô đỗ chắn cửa nhà dân
Tình trạng ô tô đỗ chặn cửa nhà dân khá phổ biến

Bị ô tô đỗ chắn cửa nhà, người dân cần làm gì?

Chủ nhà chỉ có quyền sở hữu bất động sản theo ranh giới nhà của mình. Hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Vì thế, khi ô tô đỗ chắn cửa nhà dân mà không thuộc phần đất sở hữu của gia đình, người dân chỉ có quyền nhắc nhờ chủ xe di dời đi chỗ khác.

Tất cả các hành vi làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng tới tài sản như sơn lên xe, cào xước xe, bẻ gương, khóa bánh xe… đều có thể bị khép vào tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của Bộ luật hình sự. Vì thế, người dân không nên sử dụng các biện pháp này để "cảnh cáo" chủ xe ô tô.
Nếu xe ô tô đỗ cửa gây thiệt hại thì chủ nhà nên chụp hình hoặc quay phim lại để làm bằng chứng khởi kiện bồi thường do đậu xe sai quy định gây thiệt hại cho chủ nhà.
Hiện nay, số vụ ô tô đỗ xe chắn ngang cửa nhà dân khiến người dân không thể ra hay vào nhà được ngày càng phổ biến. Trường hợp này, nếu không có thiệt hại gì thì chủ xe không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Một vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng là có nên quy định chế tài xử phạt đối với hành vi này?

Có thể bạn quan tâm

X