hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 09/03/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phải làm việc ở nhà do dịch Covid-19, có bị trừ phép năm?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều công ty đã cho người lao động làm việc ở nhà để phòng, chống dịch. Vậy khi làm việc ở nhà, người lao động có bị trừ phép năm?

Làm việc tại nhà để phòng dịch có bị trừ phép năm?

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm (nghỉ phép) và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong một số ngày nhất định là 12, 14, hoặc 16 ngày, tùy vào điều kiện làm việc (khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13).

Đồng thời, khoản 2 Điều này cũng quy định người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Do đó, nếu người lao động phải làm việc ở nhà để phòng chống dịch theo yêu cầu của doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và trong  thời gian này người lao động vẫn làm việc đầy đủ thì không thể tính là nghỉ phép.

Như vậy, người lao động làm việc ở nhà vẫn được hưởng lương, chế độ nghỉ phép hằng năm như bình thường.

làm việc ở nhà do dịch
Phải làm việc ở nhà do dịch Covid-19, có bị trừ phép năm? (Ảnh minh họa)

Công ty có được chấm dứt hợp đồng với người lao động do dịch?

Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thời gian điều chuyển không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm (khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động).

Trước khi chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do bất khả kháng (do địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Theo đó, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do địch họa, dịch bệnh.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X