Đăng nhập / Đăng ký
Văn bản pháp luật

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức dễ hiểu nhất

Thứ Ba, 25/08/2020 Theo dõi Hiểu Luật trên

Các chức danh cán bộ, công chức, viên chức thường được nhắc đến phổ biến hàng ngày. Tuy nhiên, để phân biệt được ba chức danh này không phải ai cũng biết.

Dưới đây là các tiêu chí cơ bản để phân biệt cán bộ, công chức, viên chức:

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

1. Căn cứ

- Luật Cán bộ công chức 2008

- Luật Cán bộ công chức 2008

- Nghị định 06/2010/NĐ-CP

- Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Luật Viên chức 2010

2. Nguồn gốc

Là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế

Là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế

Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm

3. Hợp đồng làm việc

Không làm việc theo chế độ hợp đồng

Không làm việc theo chế độ hợp đồng

Làm việc theo chế độ hợp đồng

4. Nơi công tác

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện

- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Theo đó, từ 01/7/2020, Luật mới sẽ thu hẹp đối tượng là công chức, cụ thể người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức.

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

5. Tính chất công việc

- Làm nhiệm vụ quản lý, nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công.

- Theo nhiệm kỳ

Mang tính quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý, thực hiện công vụ thường xuyên.

Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Tập sự

Không phải tập sự

- 12 tháng với công chức loại C

- 06 tháng với công chức loại D

Từ 3 - 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.

7. Biên chế và chế độ tiền lương

Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

8. Bảo hiểm xã hội

Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

9. Hình thức kỷ luật

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Bãi nhiệm

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Giáng chức

- Cách chức

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Buộc thôi việc

(Viên chức bị kỷ luật ngoài bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan).

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Chính sách mới

Tin xem nhiều