hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 02/09/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt đại diện và giám hộ

Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn và có những hiểu biết mơ hồ về hai khái niệm giám hộ và đại diện. Việc phân biệt hai khái niệm này là rất cần thiết khi tham gia vào các quan hệ pháp lý.

Các vấn đề pháp lý về đại diện và giám hộ được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự 2015

Bảng Phân biệt đại diện và giám hộ: 

STTTiêu chíGiám hộĐại diện
1Cơ sở pháp lýBộ luật dân sự 2015Bộ luật dân sự 2015
2Khái niệmGiám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được cử hoặc chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3Mục đíchThực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và lợi ích của người được đại diện trong phạm vi đại diện.
4Chủ thểCá nhân hoặc pháp nhânCá nhân hoặc pháp nhân
5Giới hạn thực hiệnToàn bộTrong phạm vi đại diện
6Căn cứ xác lập quan hệ- Giám hộ đương nhiên - UBND cấp xã cử - Tòa án chỉ định.- Do ủy quyền - Theo điều lệ; - Theo quy định của pháp luật; - Do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
7Mối quan hệTrong một số trường hợp người giám hộ đồng thời trở thành người đại diện.Người đại diện chưa chắc là người giám hộ.
8Chấm dứt quan hệ- Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Theo thỏa thuận;
+ Thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện đại diện;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
- Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Người được đại diện là cá nhân chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác.
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Người được giám hộ chết;
- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X