Đều là hình thức thể hiện sự tín nhiệm của Quốc hội với những chức danh quan trọng trong Bộ máy Nhà nước, tuy nhiên Lấy phiếu tín nhiệm và Bỏ phiếu tín nhiệm có nhiều điểm khác nhau về hoàn cảnh áp dụng, hệ quả…
Căn cứ pháp lý:
- Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015
Tiêu chí | Lấy phiếu tín nhiệm | Bỏ phiếu tín nhiệm |
---|---|---|
Định nghĩa | Là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ | Là việc Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được tín nhiệm |
Mục đích | - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; - Làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ | - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; - Làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ |
Căn cứ đánh giá | - Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật | - Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật |
Đối tượng áp dụng | - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước | Người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây: - UBTVQH đề nghị; - Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; - Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; - Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp |
Hạng tín nhiệm | - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiêm thấp | - Tín nhiệm - Không tín nhiệm |
Quy trình | - UBTVQH trình Quốc hội những người được lấy phiếu tín nhiệm; - Quốc hội thảo luận. UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; - Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; - Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; - Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm | - UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; - Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; - Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; - Ban kiểm phiếu công bố kết quả |
Kết quả | - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm | - Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; - Nếu không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó |
Xem thêm:
Chức danh nào phải lấy phiếu tín nhiệm
hieuluat.vn