hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 06/03/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều thực hiện cùng chức năng giống nhau. Tuy nhiên, quá trình thành lập, cơ chế hoạt động có nhiều điểm khác biệt.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Công chứng 2014.

Tiêu chí Phòng Công chứng Văn phòng Công chứng
Nguyên tắc thành lập Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng Được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ
Cơ quan thành lập UBND cấp tỉnh quyết định thành lập UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định cho phép thành lập trên cơ sở yêu cầu của công chứng viên
Căn cứ thành lập Nhu cầu công chứng của địa phương
Hồ sơ, đề nghị thành lập của các công chứng viên
Bản chất Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp

Là tổ chức dịch vụ công hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác

Người đại diện Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên
Người công chứng Có thể là công chứng viên hoặc không
Phải là công chứng viên
Tên gọi Bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập Bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác
Chấm dứt hoạt động Khi không cần thiết duy trì Phòng công chứng sẽ bị chuyển đổi hoặc giải thể

- Tự chấm dứt hoạt động

- Bị thu hồi quyết định cho phép thành lập

- Bị hợp nhất, bị sáp nhập

Xem thêm:


Điều kiện để được thành lập Văn phòng công chứng
 

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X