Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn
Thời hạn là gì?
Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn
Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.
Như vậy, trước hết có thể hiểu thời hạn là một khoảng thời gian xác định để các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Hay nói cách khác, thời hạn sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Thời hạn có thể là thời hạn do pháp luật quy định, thời hạn theo thỏa thuận của các chủ thể hoặc thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định khi giải quyết các vụ việc cụ thể.
Xem thêm: Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn trong dân sự thế nào?
Cách tính thời hạn
Thời hạn xác định theo năm, tháng, tuần, ngày, xác định theo giờ, phút hoặc xác định bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Thời hạn tính theo dương lịch (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Thời điểm tính thời hạn
Nếu thời hạn là 01 năm, 01 tháng, 01 tuần, 01 ngày, 01 giờ,... khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì xác định như sau:
01 năm: 365 ngày;
Nửa năm: 06 tháng;
01 tháng: 30 ngày;
Nửa tháng: 15 ngày;
01 tuần: 7 ngày;
01 ngày: 24 giờ;
01 giờ: 60 phút;
01 phút: 60 giây.
Nếu thời hạn được xác định là thời điểm đầu, giữa hoặc cuối tháng thì xác định như sau:
Đầu tháng: ngày đầu tiên của tháng đó (ngày 01);
Giữa tháng: ngày thứ 15 của tháng đó (ngày 15);
Cuối tháng: ngày cuối cùng của tháng đó (ngày 30, ngày 31 của các tháng, ngày 28 hoặc 29 của tháng 2).
Nếu thời hạn được xác định theo thời điểm đầu, giữa hoặc cuối năm thì xác định như sau:
Đầu năm: ngày đầu tiên của tháng 01;
Giữa năm: ngày cuối cùng của tháng 6;
Cuối năm: ngày cuối cùng của tháng 12.
Thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn
- Thời điểm bắt đầu thời hạn
Nếu thời hạn xác định bằng phút, bằng giờ thì thời điểm bắt đầu thời hạn từ thời điểm đã xác định.
Nếu thời hạn xác định bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng, bằng năm thì thời điểm bắt đầu thời hạn ngày tiếp theo liền kề của ngày được xác định.
Nếu thời hạn xác định bằng một sự kiện sẽ xảy ra thì thời điểm bắt đầu thời hạn là ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
- Thời điểm kết thúc thời hạn
Nếu thời hạn xác định bằng ngày thì thời điểm kết thúc thời hạn là lúc kết thúc ngày cuối cùng.
Nếu thời hạn xác định bằng tuần thì thời điểm kết thúc thời hạn là lúc kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng.
Nếu thời hạn xác định bằng tháng thì thời điểm kết thúc thời hạn là lúc kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng; nếu không có ngày tương ứng thì thời điểm kết thúc thời hạn là ngày cuối cùng của tháng đó.
Nếu thời hạn xác định bằng năm thì thời điểm kết thúc thời hạn là lúc kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì thời điểm kết thúc thời hạn là lúc kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là lúc 24 giờ của ngày đó.
Thời hiệu là gì? Cách tính thời hiệu
Thời hiệu là gì?
Điều 149 Bộ luật dân sự quy định về thời hiệu như sau:
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Như vậy, thời hiệu là một thời hạn được xác định từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc do pháp luật quy định, khi hết thời hạn đó sẽ phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định. Hậu quả pháp lý đó có thể là chủ thể được hưởng quyền dân sự, chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, chủ thể không còn quyền khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Có thể nói thời hiệu là yếu tố xác định chủ thể có quyền hay không có quyền, chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ hay không phải thực hiện nghĩa vụ.
Cách tính thời hiệu
Cách tính thời hiệu
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Dân sự, thời điểm bắt đầu thời hiệu là lúc bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt vào lúc kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Theo quy định tại Điều 152, 153 Bộ luật Dân sự, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ có hiệu lực sau khi thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ kết thúc.
Thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nếu gián đoạn, thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự việc làm gián đoạn chấm dứt.
Nếu việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho người khác thì thời hiệu cũng được tính liên tục.
Thời hiệu khởi kiện vụ án, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
- Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 154, 155, 157 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự, thời hiệu yêu cầu tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.
- Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời gian xảy ra các sự kiện sau:
Một là, xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
Hai là, chưa có người đại diện cho người có quyền khởi kiện trong trường hợp cần có người đại diện;
Ba là, chưa có người đại diện khác thay thế khi người đại diện chết, chấm dứt hoạt động hoặc không thể tiếp tục đại điện.
Phân biệt thời hạn và thời hiệu thế nào?
Thời hạn và thời hiệu là hai quy định hoàn toàn khác nhau, việc phân biệt thời hạn và thời hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.
Tiêu chí | Thời hạn | Thời hiệu |
Bản chất | Thời hạn sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. | Thời hiệu là khoảng thời gian để chủ thể thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ. |
Cách tính |
| Không có quy định cụ thể đơn vị tính |
Xác định thời hạn |
| Do luật định |
Thời điểm bắt đầu và kết thúc |
| Tính từ ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt vào thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. |
Trên đây là nội dung phân biệt thời hạn và thời hiệu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ.