hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 18/10/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự

Trong lĩnh vực dân sự, Toà án có thẩm quyền giải quyết cả vụ án dân sự và việc dân sự. Vậy vụ án dân sự và việc dân sự có giống nhau không? Dưới đây là phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự theo quy định hiện hành. 

Vụ án dân sự là gì? Ví dụ cụ thể về vụ án dân sự

Vụ án dân sự là gì? Ví dụ cụ thể về vụ án dân sự

Vụ án dân sự là gì? Ví dụ cụ thể về vụ án dân sự

Pháp luật về tố tụng dân hiện hành không quy định cụ thể khái niệm “vụ án dân sự” mà chỉ quy định về các vấn đề có liên quan đến giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, có thể hiểu vụ án dân sự là tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực dân sự giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành thì các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự đó khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các vụ án dân sự bao gồm các tranh chấp về dân sự, tranh chấp về kinh doanh- thương mại, tranh chấp trong lĩnh vực lao động, tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các tranh chấp nêu trên được gọi chung là vụ án dân sự.

Quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vụ án dân sự thông qua ví dụ sau: Ngày 01/3/2023, Toà án nhân dân huyện A, tỉnh B tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương với nguyên đơn là chị Nguyễn Thị M và bị đơn là anh Trần Văn T. Đây được xác định là tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, được gọi tắt là vụ án hôn nhân do chỉ có phía chị M muốn ly hôn còn anh T không đồng ý. Bên cạnh đó, khi giải quyết ly hôn, các bên còn tranh chấp, không thống nhất và yêu cầu Toà án giải quyết ác vấn đề tranh chấp như người trực tiếp nuôi con, tài sản- công nợ chung.

Việc dân sự là gì? Đặc điểm của việc dân sự

Việc dân sự là gì? Đặc điểm của việc dân sự

Việc dân sự là gì? Đặc điểm của việc dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, việc dân sự chính là các yêu cầu liên quan đến lĩnh vực dân sự, kinh doanh- thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục yêu cầu. Nếu vụ án dân sự gắn liền với tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực dân sự thì việc dân sự cũng được Toà án thụ lý giải quyết nhưng lại không có tranh chấp xảy ra. Theo đó, để phân biệt với vụ án dân sự và việc dân sự được thể hiện thông qua các đặc điểm nổi bật sau:

  • Không có tranh chấp xảy ra giữa các đương sự;

  • Có yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết, công nhân về một vấn đề dân sự;

  • Được Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

Các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về việc dân sự thông qua ví dụ cụ thể sau: Anh A làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên bố chị gái của anh là chị Nguyễn Thị M mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự và Tố tụng Dân sự hiện hành.

Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự 

Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự

Như đã phân tích trên thì vụ án dân sự và việc dân sự đều là những vấn đề được Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết nhưng lại khác nhau về bản chất. Để giúp quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây là những tiêu chí phân biệt của Hieuluat.vn giữa vụ án dân sự và việc dân sự:

STT

Tiêu chí

Vụ án dân sự

Việc dân sự

1

Căn cứ pháp lý

Bộ luật TTDS năm 2015

2

Khái niệm

Là các tranh chấp giữa các đương sự xảy ra trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh- thương mại, HN&GĐ, lao động được Tòa án có thẩm quyền  giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện

Là các yêu cầu liên quan đến lĩnh vực dân sự, kinh doanh- thương mại, lao động, HN&GĐ được Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua thủ tục yêu cầu

3

Bản chất

Xảy ra tranh chấp

Không xảy ra tranh chấp

4

Hình thức Toà án có thẩm quyền áp dụng giải quyết

Khởi kiện, giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền

Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận một vấn đề nào đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của một cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực dân sự

5

Thủ tục giải quyết

Toà án giải quyết theo thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Toà án thực hiện xác minh và ra quyết định hoặc tuyên bố

6

Thành phần tham gia giải quyết

- Xét xử vụ án dân sự sơ thẩm, HĐXX bao gồm: 01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt, HĐXX bao gồm: 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân;

- Xét xử vụ án dân sự phúc thẩm, HĐXX bao gồm: 03 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân.

- Đối với các yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định công nhận đó tại Việt Nam; trường hợp không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì gồm 03 thẩm phán tham gia giải quyết;

- Đối với các trường hợp còn lại chỉ có 01 thẩm phán tham gia giải quyết;

- Đối với các yêu cầu liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định về Trọng tài thương mại hiện hành.

7

Trình tự, thủ tục giải quyết

- Trình tự chặt chẽ, thực hiện nhiều bước với thời gian kéo dài;

- Mở phiên tòa xét xử.

- Trình tự giải quyết việc dân sự đơn giản, ngắn gọn hơn so với vụ án dân sự;

- Phải mở phiên họp công bố.

8

Kết quả giải quyết

Bản án

Quyết định

9

Đương sự trong vụ/ việc dân sự

Bao gồm:

- Nguyên đơn;

- Bị đơn;

- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Bao gồm:

- Người yêu cầu;

- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

10

Án phí, lệ phí

(Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14)

Án phí dân sự xét xử ở cấp sơ thẩm:

- Tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực dân sự, HN&GĐ, lao động không có giá ngạch áp dụng mức án phí 300.000 đồng/ vụ;

- Tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực KD-TM nhưng không có giá ngạch áp dụng mức án phí 03 triệu đồng/vụ;

- Với các tranh chấp dân sự có giá ngạch áp dụng mức án phí theo % trị giá tranh chấp.

Án phí dân sự xét xử ở cấp phúc thẩm:

- Tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực dân sự, HN&GĐ, lao động áp dụng mức án phí 300.000 đồng/ vụ;

- Tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực KD-TM áp dụng mức án phí 02 triệu đồng/vụ.

Lệ phí chung áp dụng với các việc dân sự: 300.000 đồng/ việc

11

Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết

Tính từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ trường hợp pháp luật hiện hành có quy định khác)

Tính từ ngày phát sinh quyền được yêu cầu Toà án giải quyết (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)


Trên đây là những tiêu chí phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự. 

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X