Càng gần đến ngày Tết Nguyên đán, thông tin về việc người dân được phép đốt loại pháo nào để vui xuân càng được quan tâm. Bài viết dưới đây của Vanbanluat sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Pháo hoa và pháo hoa nổ khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Đúng như bạn đã biết, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo hoa. Trong đó, khoản 1 Điều 17 chỉ rõ:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Trong khi đó, điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị định này giải thích khái niệm pháo hoa như sau:
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt,
Pháo hoa nổ là khái niệm được giải thích tại điểm a khoản 1 Điều 3:
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Như vậy, điểm khác biệt giữa pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng rít, tiếng nổ. Nói tóm lại, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không nổ trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, khai trương…
Pháo hoa không nổ được phép sử dụng là những loại nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 137 cho phép người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa, chính xác hơn là loại pháo hoa không gây tiếng nổ, tiếng rít.
Trên thực tế, lâu nay, vào các dịp lễ tết, sinh nhật, khai trương… người dân đã sử dụng các loại pháo hoa không nổ này. Cụ thể, đó là:
Pháo điện: Thường sử dụng trong các dịp cưới hỏi, khai trương, dùng trên sân khấu…
Pháo bông: Thường sử dụng trong các dịp sinh nhật, liên hoan
Pháo phụt: Thường sử dụng trong các dịp sinh nhật…
Bao nhiêu tuổi được sử dụng pháo hoa không nổ?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP chỉ rõ:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Trong khi đó, theo Điều 20 của Bộ luật Dân sự 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Không bị
+ Mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi);
+ Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (có tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự);
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự (nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác).
Nói tóm lại, người được sử dụng pháo hoa (loại không gây tiếng nổ) là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp nêu trên.
Được phép mua pháo hoa không nổ ở đâu để sử dụng?
Trả lời:
Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
Như vậy, căn cứ quy định trên, bạn chỉ có thể mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Được biết, Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là đơn vị duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa, pháo hoa nổ.
Cá nhân có được mua pháo hoa về bán?
Trả lời:
Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Quy định trên đã nêu rất rõ, để được kinh doanh pháo hoa phải đáp ứng 03 điều kiện:
- Là tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
- Bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Xét các điều kiện trên, bạn chỉ là một hộ kinh doanh cá thể, thì không thể bán pháo hoa, dù đó pháo hoa không nổ. Người dân chỉ có thể mua pháo hoa tại nhà máy Nhà máy Z121 – đơn vị duy nhất được quyền cung ứng pháo hoa.
Trên đây là các thông tin liên quan đến pháo hoa không nổ là những loại pháo nào. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất.
Xem thêm:
Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt như thế nào?
Đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt như thế nào?