hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 23/01/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phạt tới 60 triệu đồng nếu tự ý tăng giá thực phẩm ngày Tết

Ngày Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt là các loại thịt gia cầm, thủy hải sản, rau, củ, quả… Lợi dụng tình hình này, nhiều thương lái đã cố tình đẩy giá cao hơn rất nhiều so với ngày thường để kiếm lời, nhưng họ không biết rằng, hành vi này rất có thể sẽ bị phạt.

Cấm gian lận, nâng giá bất hợp lý

Khoản 5 Điều 11 Luật Giá 2012 nêu rõ, tổ chức, cá nhân có quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.

Tuy nhiên, việc làm này phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nghiêm cấm lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác hoặc lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Đồng thời, cấm chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

tự ý nâng giá thực phẩm

Mức phạt khi tự ý tăng giá thực phẩm

Phạt tới 60 triệu đồng nếu tự ý tăng giá thực phẩm ngày Tết

Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi tăng giá như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ;

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện;

- Phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50 triệu đồng thuộc một trong các trường hợp:

+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;

+ Tăng giá theo giá ghi trong văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai có tổng giá trị từ trên 50 - 100 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100 - 200 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi tăng gián bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị từ trên 200 - 500 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với hành vi tăng gián bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị trên 500 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 25 - 55 triệu đồng đối với hành vi tăng hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt với các mức tương ứng nêu trên.

Xem thêm:

Mức xử phạt hành vi không khuyến cáo khi quảng cáo thực phẩm chức năng

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X