hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 16/07/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy chế xử lý vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia

Để hoạt động thi cử được được tiến nghiêm túc, an toàn, các biện pháp xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm được Bộ Giáo dục quy định rõ ràng, nghiêm khắc.

Đối với người tham gia tổ chức thi

Theo quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT về quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Cảnh cáo đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây:

+ Để cho thí sinh quay cóp; mang tài liệu và vật dụng trái phép vào phòng thi;

+ Chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót;

+ Ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình THPT;

+ Truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT.

- Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây:

+ Ra đề thi sai;

+ Trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi;

+ Lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác;

+ Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.

Xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia

Xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia

- Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

+ Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;

+ Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi;

+ Làm lộ số phách bài thi;

+ Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh;

+ Cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm;

+ Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;

+ Gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh.

- Người làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển và bảo quản bài thi, chấm thi hoặc có những sai phạm khác trong công tác tổ chức thi, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật trên.

Đối với thí sinh dự thi

- Thí sinh sẽ bị cho 0 điểm nếu:

+ Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;

+ Có hai bài làm trở lên đối với một bài thi hoặc một môn thi thành phần;

+ Bài thi có chữ viết của hai người trở lên;

+ Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.

- Thí sinh sẽ bị hủy bỏ kết quả thi nếu:

+ Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định ở trên;

+ Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;

+ Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

- Trong quá trình thi, thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau sẽ bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo:

+ Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;

+ Có bằng chứng về vi phạm quy chế thi mà không thực hiện đúng quy định của Quy chế.

Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X