Điểm chỉ trong văn bản công chứng rất cần thiết trong nhiều trường hợp kể cả khi các bên trong hợp đồng công chứng đã ký tên.
Hiện nay, theo quy định của Luật Công chứng 2014 khi công chứng hợp đồng, giao dịch các bên liên quan phải ký trước mặt công chứng viên. Tuy nhiên, có thể sử dụng điểm chỉ để thay thế chữ ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
Ngoài ra, việc điểm chỉ có thể được thực hiện song song cùng với việc ký tên nếu công chứng di chúc, hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị, hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Quy định về điểm chỉ trong văn bản công chứng
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp, việc giám định chữ ký có thể thực hiện được nhưng độ chính xác không phải tuyệt đối. Vì vậy, việc văn bản công chứng vừa ký vừa điểm chỉ là cần thiết để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra qua đó bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
hieuluat.vn