Theo quy định của Bộ luật Lao động, trong một số trường hợp, người lao động có thể được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương. Vậy cụ thể, vấn đề nghỉ việc riêng của người lao động được quy định như thế nào?
Khi nào nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương?
Em mới đi làm và chưa hiểu rõ lắm về quy định trả lương. Em có thắc mắc là ngoài các ngày lễ, tết ra thì có ngày nào người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương không ạ? Sắp tới chị gái ruột em cưới, nếu xin nghỉ thì em có bị trừ lương không? - Nguyễn Hồng (nguyenhon…@gmail.com).
Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, ngoài các ngày nghỉ lễ, tết thì các ngày kết hôn, ngày cha mất, mẹ mất… người lao động cũng được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
Trường hợp chị gái ruột kết hôn, theo khoản 2 Điều 115, bạn sẽ được nghỉ không lương 01 ngày nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động.
Các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết;
- Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Như vậy, trường hợp chị gái ruột cưới sẽ được nghỉ 01 ngày và không được hưởng lương.
Doanh nghiệp có được từ chối khi người lao động xin nghỉ?
Công ty em gần đây rất bận và thiếu người nên không muốn nhân viên nghỉ việc riêng. Chị nhân sự nói nếu xin nghỉ thì bắt buộc phải được sự đồng ý của Giám đốc. Vậy có quy định nào về nghỉ việc riêng mà Công ty không được từ chối cho nghỉ không? - Lê Thúy (lethuy... gmail.com).
Trả lời:
Điều 115 Bộ luật Lao động quy định:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, với các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và nghỉ việc riêng không hưởng lương tại khoản 1, 2 Điều 115, người lao động chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động biết. Điều đó cũng tức là người sử dụng lao động sẽ không được từ chối cho người lao động nghỉ trong các trường hợp này.
Tuy nghiên, nếu người lao động nghỉ không lương vì các lý do khác, người lao động phải thoản thuận với người sử dụng lao động để nghỉ. Theo đó, người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc không đồng ý với thỏa thuận này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Nghỉ không lương trên 14 ngày không phải đóng bảo hiểm xã hội
Khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kem Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Từ ngày 11/12/2020 đến hết ngày 31/12/2020, thời gian nghỉ không lương của bạn là 20 ngày.
Theo quy định trên, do không làm việc và không được hưởng tiền lương trên 14 ngày trong tháng nên bạn sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng 12.
Không được cho người lao động thôi việc khi đang nghỉ việc riêng
Tại Điều 37 Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc riêng, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc Công ty cho bạn nghỉ việc từ ngày 25/12 trong khi bạn đang nghỉ việc riêng là trái quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về nghỉ việc riêng của người lao động. Nếu còn thắc mắc nào khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.Xem thêm:
Quy định về ngày nghỉ phép năm, chế độ nghỉ phép năm 2021.