Tạm ứng hợp đồng - một thuật ngữ sử dụng phổ biến khi thực hiện các hoạt động xây dựng, là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu. Hiện nay, nguyên tắc tạm ứng hợp đồng, mức tạm ứng được pháp luật quy định thế nào?
Tạm ứng hợp đồng là gì? Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015 của Chính phủ về hợp đồng xây dựng:
|
Quy định về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng thế nào?
Nguyên tắc tạm ứng hợp đồng được quy định Tại Điều 18, Nghị định 137/2015, hướng dẫn bởi Công văn 10254/BTC-ĐT mức tạm ứng đối với công việc của dự án
- Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Với hợp đồng thi công xây dựng, phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
- Các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về: Mức tạm ứng; Thời điểm tạm ứng ; Thu hồi tạm ứng
- Mức tạm ứng, số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu.
Bên nhận thầu căn cứ vào đó làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.
- Nếu các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định.
Nếu kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
- Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả, đồng thời hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
Nghiêm cấm việc tạm ứng hợp đồng nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.
Riêng đối với sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
* Hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm:
Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng.
Mức vốn tạm ứng hợp đồng là bao nhiêu?
Mức vốn tạm ứng hợp đồng theo Công văn 10254/BTC-ĐT hướng dẫn Nghị định 137/2015 như sau:
1. Mức tạm ứng tối thiểu
Hợp đồng tư vấn
- Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.
Hợp đồng thi công xây dựng
- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
2. Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng nêu trên là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (gồm cả kinh phí dự phòng nếu có).
Trường hợp đặc biệt phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp nào phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng?
Căn cứ Công văn 10254/BTC-ĐT, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng áp dụng với hợp đồng có giá trị tạm ứng lớn hơn 1 tỷ đồng. Lúc này yêu cầu:
- Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi Trước khi Kho bạc nhà nước thực hiện việc tạm ứng hợp đồng.
- Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.
Chủ đầu tư đảm bảo đồng thời chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
- Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.
* Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:
- Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng.
Để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
- Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện, cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
- Công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư (trừ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).
Trên đây là giải đáp liên quan đến quy định về tạm ứng hợp đồng. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.