hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/05/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quyền lợi giúp việc gia đình đuợc hưởng đúng luật

Với người giúp việc gia đình, tuy không được hưởng quyền lợi đầy đủ như người lao động thông thường nhưng những quyền lợi giúp việc gia đình được hưởng đúng luật cũng không hề ít. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chủ nhà “làm ngơ” những quyền lợi này.

Tiền lương

Một trong những vấn đề đầu tiên mà giúp việc gia đình quan tân, đó chính là vấn đề tiền lương. Hiện nay, pháp luật quy định tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.

Ngoài ra, theo Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH, nếu người giúp việc làm thêm giờ (ngoài thời gian thỏa thuận hoặc ngày lễ tết) sẽ được trả lương cao hơ. Cụ thể:

- Người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc;

- Người lao động làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc;

- Người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc, chưa kể tiền lương của ngày lễ, tết có hưởng lương;

- Người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ban đêm thì còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo giờ của ngày làm việc bình thường hoặc tiền lương của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Quyền lợi của giúp việc gia đình đuợc hưởng đúng luật

Quyền lợi của giúp việc gia đình đuợc hưởng đúng luật

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày;

- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ;

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết.

Đảm bảo sức khỏe

Mỗi năm, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần.

Chi phí khám sức khỏe định kỳ do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng có liên quan đến công việc của người lao động, các biện pháp phòng chống cháy nổ cho người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc.

Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:

- Sơ cứu, đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời;

- Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người lao động được điều trị ổn định thương tật;

- Thông báo ngay và thường xuyên cho người thân của người lao động biết về tình trạng sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động;

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT hoặc một phần chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật theo thỏa thuận với người lao động chưa tham gia BHYT.

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động trong thời gian điều trị.

- Bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi tai nạn lao động không do lỗi của người lao động với mức bồi thường như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức trên khi tai nạn lao động do lỗi của người lao động.

Xem thêm:

Người giúp việc có được nghỉ ngày lễ 30/4 và 1/5?

Thuê giúp việc gia đình: Đơn giản nhưng dễ sai luật

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X