hieuluat
Chia sẻ email

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay (15 tháng 4 âm lịch), chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 – đạo luật cơ bản có tính tối cao của Nhà nước Việt Nam đã quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016

Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã cụ thể hóa Hiến pháp của Nhà nước bằng các quy định cụ thể để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức, cá nhân:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Từ những công dân bình thường đến người bị hạn chế các quyền công dân (bị phạt tù) đều được Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tạo điều kiện để thực hiện quyền này.

Ngoài ra, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được tôn trọng ở Việt Nam

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các Luật, Bộ luật khác

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đưa ra nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.

Cũng theo tinh thần này, Bộ luật hình sự 2015 quy định mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Đồng thời, Bộ luật này còn quy định hẳn một Điều về Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác với khung hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù.

Nhiều Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư…khác, Nhà nước cũng có những quy định để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào nhiều Điều ước quốc tế bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hiện nay, tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một quyền quốc tế sau khi Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10-12-1948. Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận có nhiều thành tựu về bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm

X