hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 09/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Theo quy định mới nhất, người Hà Nội ra đường cần có giấy tờ gì?

Trước tình trạng sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng, dẫn đến việc không đảm bảo quy định phòng, chống dịch; UBND TP. Hà Nội đã quyết định siết chặt công tác cấp và sử dụng Giấy đi đường, phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tôi được biết Hà Nội có quyết định siết chặt công tác cấp và sử dụng Giấy đi đường. Vậy ngoài giấy đi đường thì ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội để xuất trình lực lượng chức năng? (Thanh Bình – Đống Đa, Hà Nội)

Hiện nay, ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội?

Để đảm bảo thực hiện giãn cách theo tình thần của Công điện số 18/CĐ-UBND, Thành phố Hà Nội đã ra Công văn số 2562/UBND-KT về siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, lãnh đạo Thành phố đề nghị các đối tượng được cấp giấy đi đường vẫn dùng mẫu Giấy đi đường đã được ban hành kèm theo Công văn số 2434/UBND-KT. Bên cạnh đó cần xuất trình thêm căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân; lịch trực, lịch làm việc; ăn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, sau khi triển khai tại các địa bàn và tiếp thu ý kiến của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhận thấy những bất cập, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ban hành Thông báo hỏa tốc số 577/TB-UBND. Theo đó người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân kèm theo giấy đi đường như trước đây.

Cụ thể, các trường hợp được ra đường sẽ mang theo các giấy tờ sau đây:

1. Đối với cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật…

2. Người làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (cả các Doanh nghiệp trong và ngoài Khu, Cụm công nghiệp), cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất…

3. Người ở tỉnh, thành khác đến Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động

3 trường hợp trên cần mang theo:

- Giấy đi đường theo mẫu

- Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân.

4. Cán bộ, nhân viên, người lao động thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác

- Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân

- Giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó

- Giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú (Giấy đi đường)

5. Các trường hợp khác: người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác

- Căn cước công dân, Hộ chiếu, Vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày);

Nếu là bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông.

Đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch

6. Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia...

- Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân,

- Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

- Giấy đi đường theo mẫu.

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể phải quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

giấy đi đường hà nội
Ngoài giấy đi đường, người lao động cần xuất trình thêm các giấy tờ khác. Ảnh minh họa.

Ai chịu trách nhiệm xác nhận Giấy đi đường?

Như ở trên, chúng ta đã biết được ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội theo quy định mới nhất. Vậy giấy đi đường do ai xác nhận? Tại Công văn số 2562/UBND-KT, UBND TP.Hà Nội có yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường.  Tuy nhiên theo quy định mới nhất, tại thông báo 577/TB-UBND thì:

- Nếu người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội: giấy đi đường sẽ do người đứng đầu chịu trách nhiệm cấp.

- Doanh nghiệp, nhà máy, công ty...được phép hoạt động: Người đứng đầu cấp giấy đi đường cho người lao động; đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các yêu cầu và quy định về phòng chống dịch và gửi đến UBND cấp phường, xã để được xác nhận (người đi đường không cần xuất trình các giấy tờ này).

Việc xác nhận của UBND cấp phường, xã cần được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, theo hình thức trực tuyến, thư điện tử hoặc qua đường bưu điện, đảm bảo không tập trung đông người tại trụ sở. 

Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội còn yêu cầu UBND cấp quận, huyện, cấp phường, xã không được quy định phát sinh thêm các thủ tục, giấy tờ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. 

Trên đây là giải đáp về vấn đề ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Ở Hà Nội, những ai được cấp giấy đi đường?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X