hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/07/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sau “bê bối” Hà Giang, giải pháp nào đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học?

Vụ “bê bối” thi cử ở Hà Giang không chỉ là một cú sốc lớn đối với xã hội mà còn làm nhiều trường Đại học cảm thấy bất an về chất lượng sinh viên đầu vào.

Nhiều trường Đại học tỏ ra lo lắng

Nhiều Đại học top đầu, đặc biệt là các trường Đại học đào tạo ngành y dược tỏ ra bất an và lo lắng khi những sai phạm tại Hà Giang bị phát giác. Theo lãnh đạo các trường, việc không đảm bảo chất lượng đầu vào làm cho quá trình đào tạo bị ảnh hưởng. Đặc biệt, y dược là ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng sinh viên rất quan trọng. Chất lượng đầu vào sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng đầu ra.

Nhiều người cho rằng chương trình học tại các trường y dược rất nặng, những thí sinh không có năng lực thật sự sẽ nhanh chóng bị đào thải. Tuy nhiên, đó cũng là sự lãng phí thời gian, kinh phí, công sức của các thầy cô, sinh viên, làm lãng phí các nguồn lực xã hội và mất đi cơ hội của thí sinh khác.

Sau “bê bối” Hà Giang, giải pháp nào đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học?

Sau “bê bối” Hà Giang, giải pháp nào đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học?

Giải pháp nào đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học những năm tới?

Sau 3 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015, khi Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT có hiệu lực, kỳ thi này vẫn được đánh giá là giúp tiết kiệm, giảm áp lực cho toàn xã hội. Tuy nhiên, những sai phạm liên tiếp được phát hiện ở Hà Giang, sau đó là Sơn La… đã làm dấy lên những nghi ngờ về tính trung thực, khách quan của kỳ thi này.

Vì vậy, một số giải pháp đã được người dân cũng như chuyên gia đóng góp để tăng cường đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học trong những năm tiếp theo, bao gồm:

- Thành lập trung tâm kiểm định độc lập để đứng ra tổ chức kỳ thi chung, sau đó các trường sử dụng kết quả này để xét tuyển;

- Xét hồ sơ công nhận tốt nghiệp THPT và tổ chức một kỳ thi Đại học, Cao đẳng riêng;

- Các trường tự tổ chức thi đánh giá năng lực như mô hình ĐH quốc gia hoặc tự xây dựng, tổ chức phương án xét tuyển;

- Đầu tư mạnh tay hơn nữa cho hệ thống an ninh giám sát việc coi thi, chấm thi ở các trường…

Và dù bằng cách nào đi nữa, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng cần mạnh tay, tích cực hơn nữa trong việc xử lý sai phạm, lấy lại công bằng cho các thí sinh mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2018 và có những giải pháp ưu việt hơn để đảm bảo chất lượng đầu vào trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

X