hieuluat
Chia sẻ email

Tác giả có quyền gì đối với tác phẩm của mình?

Sau 12 năm dài đằng đẵng kiên trì đi đòi tác quyền cho “Thần đồng đất Việt”, mới đây Tòa án nhân dân quận 1 thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 nhân vật chính trong “Thần đồng đất Việt” (phiên tòa sơ thẩm). Từ đây, ông Lê Linh là người duy nhất có những quyền sau đối với 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo nổi tiếng với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

Quyền nhân thân

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tác giả đối với tác phẩm của mình quy định như nào?

Quyền tác giả đối với tác phẩm của mình quy định như nào?

Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X