hieuluat
Chia sẻ email

Tại sao bảo hiểm tiền gửi chỉ chi trả tối đa 75 triệu đồng?

Từ năm 2018, khi Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực, thông tin nếu ngân hàng phá sản, tiền gửi chỉ được đền bù tối đa 75 triệu đồng làm người dân hết sức hoang mang.

Lý giải về con số nhỏ hơn nhiều so với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay, các chuyên gia tài chính đưa ra các cơ sở sau đây:

Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi

Hiện nay, số tiền các ngân hàng đóng phí cho  bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Thông tư 24/2014/TT-NHNN. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mức phí này còn thấp, dẫn đến năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi còn kém nên nếu tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên thì sẽ không bảo vệ được quyền lợi của tối đa người gửi tiền.

Muốn nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi lên cần năng cao năng lực của Bảo hiểm tiền gửi bằng cách tăng mức phí bảo hiểm. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

Tại sao bảo hiểm tiền gửi chi trả tối đa 75 triệu đồng?

Tại sao bảo hiểm tiền gửi chi trả tối đa 75 triệu đồng?

Theo thông lệ quốc tế

Hiện nay, theo thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi nên bảo vệ được từ 90-95% người gửi tiền. Thống kê ở Việt Nam cho thấy, nếu hạn mức bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi sẽ bảo vệ quyền lợi được cho gần 90% người gửi tiền, gần với con số khuyến nghị mà Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế đưa ra.

Dù con số 75 triệu đồng hạn mức bảo hiểm tiền gửi có thể làm người dân hoang mang nhưng cũng không nên quá lo lắng bởi Luật tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 cũng đã đưa ra những phương án giúp kiểm soát và quản lý những ngân hàng yếu kém được hiệu quả hơn, việc ngân hàng phá sản là rất khó xảy ra.

Đồng thời, ngoài khoản bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền còn được nhận lại tiền gửi theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Luật phá sản.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X