hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 15/07/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?

Mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2020 thêm 5,5% so với năm 2019. Quyết định này sẽ ảnh hưởng không ít đến doanh nghiệp.

Tăng chi phí trả lương cho người lao động

Hiện nay, lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp trả lương cho người lao động. Theo đó, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động khi họ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Vì thế, khi lương tối thiểu vùng tăng 5,5% thì mức lương thấp nhất doanh nghiệp phải trả cho người lao động cũng tăng. Các lao động có mức lương thấp hơn mức tối thiểu vùng sẽ được tăng bằng lương tối thiểu vùng kéo theo các lao động khác ít nhiều cũng sẽ được tăng lương. Điều này dẫn đến chi phí trả lương tăng lên.

Đây được coi là một khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Tăng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động

Lương tối thiểu vùng tăng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lấy mức lương này làm căn cứ tham gia BHXH cho người lao động.

Trong chi phí đóng BHXH, BHYT, BHTN số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cao hơn nhiều so với số tiền người lao động phải đóng. Cụ thể, doanh nghiệp phải đóng vào quỹ BHXH 17%, quỹ BHYT 3%, quỹ BHTN 1%. Con số này tương ứng ở người lao động là 8%; 1,5% và 1%.

Khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN cũng sẽ tăng lên.

Vì vậy, không chỉ chi phí trả lương sẽ tăng thêm mà tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động cũng đang là một gánh nặng cho doanh nghiệp.

Tăng tiền đóng kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải đóng hiện nay là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động. Vì vậy, doanh nghiệp nào sử dụng mức lương tối tiểu vùng làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động ngoài việc tăng tiền đóng BHXH còn phải tăng thêm chi phí đóng kinh phí công đoàn.

Tăng lương tối thiểu vùng tăng có thể coi là một thông tin vui đối với lao động. Nhưng điều này cũng gây ra những sức ép không nhỏ đối với doanh nghiệp. Bài toán chi phí tăng thêm sẽ khiến doanh nghiệp phải đối đầu thêm nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Xem thêm:

Từ 1/1/2019 lương tối thiểu vùng tăng đến 200.000 đồng

Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X