hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 06/08/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tập tục đốt vàng mã của người Việt: Nên bỏ hay giữ?

Tháng 7 âm lịch đang đến rất gần. Theo tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn, mang đến những điều xui xẻo”, và trong tháng này, người Việt Nam cũng đốt rất nhiều vàng mã cho những người đã khuất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tập tục này không phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ và mang nhiều yếu tố mê tín dị đoan.

Bị xử phạt nếu đốt vàng mã không đúng quy định

Theo quy định tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP, người nào có hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ… sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Theo Nghị định này, người Việt bị hạn chế việc đốt vàng mã không đúng quy định tại các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, còn việc đốt vàng mã tại nhà, đền, chùa, miếu, phủ, đình làng… không bị pháp luật điều chỉnh. Chính vì thế, việc đốt vàng mã hiện có giảm nhưng vẫn còn rất phổ biến.

Như vậy, pháp luật hiện hành mới chỉ đang đi những bước đầu tiên về việc đưa ra chế tài xử phạt đối với hành vi đốt vàng mã. Điều này được lý giải bởi đây là phong tục tập quán lâu đời nên không thể ngay lập tức cấm hoàn toàn được.

Đốt vàng mã: Tập tục cần loại bỏ

Đốt vàng mã: Tập tục cần loại bỏ

Đốt vàng mã: Tập tục cần loại bỏ

Đầu năm 2018, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản đề nghị chư tôn đức tăng ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con lại bỏ tục lệ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Sau khi văn bản này được ban hành đã có nhiều ý kiến đồng tình từ phía dư luận.

Theo nhiều người, việc đốt vàng mã là tập tục gây lãng phí tiền của, gây ô nhiễm môi trường và là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra cháy nổ.

Chỉ riêng ở Hà Nội, mỗi năm tiêu tốn khoảng 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Phật giáo khẳng định đây không phải là quan điểm của đạo Phật mà là một hủ tục có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Dẫu biết rằng, đốt vàng mã là tập tục nên loại bỏ nhưng nó là hành động đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt nên việc điều chỉnh bằng pháp luật phải đi kèm tuyên truyền, phổ biến; đồng thời, Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng mã.

Có thể bạn quan tâm

X