hieuluat
Chia sẻ email

Tết này, đừng để rượu, bia làm Tết mất vui

Rượu, bia là thức uống không thể thiếu của gia đình Việt mỗi dịp Tết đến. Việc nâng ly rượu, cốc bia chúc nhau những điều tốt đẹp nhất đã trở thành văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, sự lạm dụng, biến tướng của nét văn hóa này đã và đang gây ra những phiền toái cho người uống.

Bị phạt vì hành vi gây rối trật tự công cộng

Rượu vào lời ra, sau khi sử dụng rượu, bia, nhiều người sẽ không kiểm soát được hành vi của mình, dễ nói ra những lời lẽ gây mâu thuẫn, xúc phạm người khác, thậm chí có thể gây cãi vã, đánh nhau.

Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người vi phạm trật tự công cộng sẽ bị xử phạt:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng nếu:

+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Gây mất trật tự ở nhà văn hóa, lễ hội, triển lãm, hội chợ, đường phố hoặc ở nơi công cộng khác;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng nếu:

+ Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

+ Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

+ Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, phương tiện giao thông, người, đồ vật, tài sản của người khác.

- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng nếu:

+ Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

+ Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

+ Xâm hại sức khỏe của người khác;

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng nếu:

+ Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người sử dụng rượu, bia còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó:

- Phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm nếu:

Gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu:

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Tết này, đừng để rượu, bia làm Tết mất vui

Tết này, đừng để rượu bia làm Tết mất vui

Lái xe khi đã uống rượu, bia bị tước Giấy phép

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

Đồng thời, cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/NĐ-CP như sau:

- Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

- Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá 50 mg - 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 mg - 0,4 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

- Điều khiển phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 600 - 800.000 đồng.

Xem thêm:

Uống rượu bia ở nơi công cộng có bị cấm không?

Phạm tội khi say rượu là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X