hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/03/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thăng hạng giáo viên có được tăng lương không?

Thăng hạng được hiểu đơn giản là việc được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn. Vậy, khi thăng hạng giáo viên có được tăng lương không?

Mục lục bài viết
  • Thăng hạng giáo viên có bắt buộc không?
  • Điều kiện để giáo viên được thăng hạng
  • Thăng hạng giáo viên có được tăng lương?
Câu hỏi: Vanbanluat cho em hỏi, sắp tới đây khi các Thông tư mới của Bộ Giáo dục có hiệu lực, giáo viên không còn hạng IV mà chỉ còn hạng III, II, I. Vậy khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I thì giáo viên có được tăng lương không, em cảm ơn - Tằng Quốc Anh (Gia Lai)

Trả lời:

Thăng hạng giáo viên có bắt buộc không?

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp (theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

Theo đó, việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 115/2020).

Đồng thời tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT cũng quy định, việc cử giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.

Như vậy, việc thăng hạng không phải là bắt buộc đối với giáo viên.

thăng hạng giáo viên có được tăng lương không

Thăng hạng giáo viên có được tăng lương không (Ảnh minh họa)

Điều kiện để giáo viên được thăng hạng

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp giáo viên ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

Cụ thể, giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT:

- Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.

- Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Từ ngày 20/3/2021, giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh ở hạng đăng ký dự thi theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Thăng hạng giáo viên có được tăng lương?

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp mà thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.

Do đó, khi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn, giáo viên sẽ được tăng lương.

Giáo viên mầm non, tiểu học không còn hạng IV mà chuyển sang xếp hạng III, II, I.

Đơn cử lương của giáo viên mầm non khi thăng hạng sau ngày 20/3/2021 xem tại bảng này: 

Xem thêm:

Mới: Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS

Có thể bạn quan tâm

X