hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 03/02/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thế nào là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do virus Corona mới gây ra. Vậy, thế nào là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu?

Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là gì?

Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu có tên gọi đầy đủ là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (Public Health Emergency of International Concern - viết tắt là PHEIC).

Theo đó, tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu được định nghĩa là “một sự kiện bất thường”, “tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế” và cần phải có “phản ứng quốc tế phối hợp”.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu được đưa ra khi một tình huống phát sinh “nghiêm trọng, đột ngột, bất thường” và “có thể yêu cầu hành động quốc tế ngay lập tức”.

Tuyên bố này sẽ bao gồm các khuyến nghị cho mọi quốc gia và vùng lãnh thổ về việc ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới, đồng thời, khuyến nghị các biện pháp theo dõi, chuẩn bị và kiểm soát dịch bệnh của các cơ quan y tế.


tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Thế nào là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu? (Ảnh minh họa)

6 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Cho đến nay, tính cả lần tuyên bố này, WHO mới chỉ 6 lần công bố tình trạng khẩn cấp y tế  toàn cầu. Trước đó,

- Vào tháng 4/2009, được ban hành lần đầu giữa thời điểm virus A/H1N1 gây ra đại dịch cúm heo;

Tháng 5/2014, dịch bệnh bại liệt ở Pakistan, Cameroon, Syria…

- Tháng 8/2014, dịch Ebola ở Tây Phi;

- Năm 2016, virus Zika;

Năm 2019, dịch Ebola đang diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Và quyết định ngày 30/01/2020 liên quan đến dịch bệnh Corona ở Vũ Hán là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu lần 6 của WHO.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X