hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 05/09/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận thương binh

Giấy chứng nhận thương binh là tài sản quan trọng của người có công với cách mạng, giúp họ hưởng những quyền lợi xứng đáng với sự cống hiến của mình. Dưới đây là thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận thương binh trong trường hợp không may bị mất, rách nát…

Ai được xác nhận là thương binh?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, có 09 trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh):

- Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

- Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động;

- Trực tiếp chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Trực tiếp huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển, đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Lưu ý, không xem xét xác nhận thương binh đối với:

- Những trường hợp bị thương do bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, quy định của cơ quan, đơn vị;

- Những trường hợp bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận thương binh

Cấp lại Giấy chứng nhận thương binh

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận thương binh

Để được cấp lại Giấy chứng nhận thương binh, theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, người đã được cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo thủ tục dưới đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Đơn xin cấp lại giấy chứng nhận thương binh có xác nhận của UBND cấp xã;

- 02 ảnh của thương binh.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.

Xem thêm:

Cách tính trợ cấp thương binh năm 2019

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X