hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 23/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục giúp công nhận hiệu lực, cho phép sử dụng một văn bản nước ngoài dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Mục lục bài viết
  • Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
  • Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
  • Các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục giúp công nhận hiệu lực và cho phép sử dụng một văn bản nước ngoài dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự thực hiện thế nào? Thông tin chi tiết sẽ gửi đến bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi và chồng tôi đăng ký kết hôn ở Đài Loan, nay chúng tôi muốn đem Giấy đăng ký kết hôn (tiếng Đài Loan) để làm một số thủ tục ở cơ quan nhà nước thì được họ yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự rồi mới được sử dụng. Luật sư cho tôi hỏi hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự thực hiện thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 của Nghị định 111/2011/NĐ-CP, hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng nhận chữ ký, con dấu và chức danh trên các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để chúng có thể được công nhận và được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Khi một quốc gia hoặc tổ chức muốn thiết lập hoặc mở rộng các cơ sở lãnh sự (đại sứ quán, lãnh sự quán, các văn phòng đại diện lãnh sự, v.v.) tại một quốc gia khác, họ cần phải tuân theo các quy định và thủ tục của quốc gia đó. 

Quá trình này thường bao gồm việc xin phép và được chấp nhận bởi chính phủ nước đó. Khi các hoạt động lãnh sự đã được chính thức phê duyệt, chúng sẽ được coi là hợp pháp hóa.

Việc hợp pháp hóa lãnh sự có vai trò quan trọng và đảm bảo tính chính thức và pháp lý của các quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự, bao gồm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa và xã hội giữa các quốc gia.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, bạn đọc có thể thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Bước 1: Bạn đọc cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG như sau:

- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy tờ tùy thân bản gốc (CCCD/CMND/Hộ chiếu) đối với người nộp hồ sơ trực tiếp;

- Bản chụp CCCD/CMND/Hộ chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện;

- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan ngoại giao/ lãnh sự/ cơ quan khác được ủy quyền lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

- Kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan ngoại giao để thực hiện thủ tục (Sở Ngoại vụ). Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến Sở Ngoại vụ.

Bước 3: Dịch thuật công chứng tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp văn bản tiếng nước ngoài sẽ được dịch thuật công chứng ra tiếng Việt và chứng thực bản dịch đó.

Bước 4: Thanh toán chi phí dịch thuật công chứng. Phí dịch thuật được tính theo trang và tuỳ thuộc vào loại ngoại ngữ trên văn bản gốc.

Bước 5: Dán tem hợp pháp hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ.

Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày Sở nhận đầy đủ hồ sơ gồm bản dịch thuật công chứng.

Trường hợp hồ sơ có số lượng trên 10 giấy tờ, tài liệu thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.

Bước 6: Thanh toán lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và nhận kết quả.

Sau khi hoàn thành bước này là đã xong thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Bạn đã có thể sử dụng giấy tờ đó tại Việt Nam một cách hợp pháp.

Các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Điều 10 của Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 của Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

-  Các văn bản/giấy tờ/tài liệu đã bị sửa chữa và tẩy xóa nhưng không được điều chỉnh/đính chính theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ/tài liệu có các chi tiết mà trong các tài liệu/giấy tờ đó có sự mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với các giấy tờ/tài liệu khác có trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự.

- Có sự giả mạo trong các giấy tờ/tài liệu hoặc các giấy tờ/tài liệu được cấp/chứng nhận bởi cơ quan không có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

- Chữ ký/con dấu có trong các giấy tờ/tài liệu không phải là con dấu gốc/ chữ ký gốc. Đồng thời, giấy tờ/tài liệu đó có chữ ký không được ký trực tiếp và con dấu không đóng trực tiếp lên trên giấy tờ/ tài liệu. Việc sao chụp con dấu/chữ ký dưới mọi hình thức thì đều không được coi là con dấu gốc/chữ ký gốc.

- Giấy tờ, tài liệu chứa/ thể hiện những nội dung xâm phạm đến quyền cũng như lợi ích của Nhà nước Việt Nam, hoặc có những nội dung không phù hợp với chủ trương/ chính sách của Nhà nước Việt Nam; mọi trường hợp khác có thể gây ra những bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là một số nội dung về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nào liên quan đến nội dung này, vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X