hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 20/08/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân mới nhất

Từ năm 2016, căn cước công dân được ghi nhận là hình thức mới của chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay, hơn 3 năm áp dụng, vẫn nhiều người chưa biết thủ tục làm căn cước công dân thế nào?

Danh sách các tỉnh cấp thẻ căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, người Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân - tấm thẻ ghi nhận những thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của công dân.

Tính đến hết năm 2019, có 16 tỉnh, thành phố được cấp thẻ căn cước công dân. Cụ thể:

-

   Hà Nội

   -

   Hải Phòng

-

   Thành phố Hồ Chí Minh

   -

   Quảng Ninh

-

   Vĩnh Phúc

   -

   Ninh Bình

-

   Hải Dương

   -

   Thanh Hóa

-

   Hưng Yên

   -

   Quảng Bình

-

   Thái Bình

   -

   Tây Ninh

-

   Hà Nam

   -

   Bà Rịa Vũng Tàu

-

   Nam Định

   -

   Cần Thơ

Thủ tục làm căn cước công dân

Thủ tục làm căn cước công dân mới nhất

Địa điểm làm thẻ căn cước công dân

Để làm thủ tục cấp thẻ căn cước, công dân có thể lựa chọn một trong những nơi dưới đây:

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết thủ tục cấp thẻ căn cước công dân như sau:

Bước 1.

Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân (theo mẫu).

Bước 2.

Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp công dân được thông báo chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân phải xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Đồng thời, nộp lại chứng minh thư nếu chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang thẻ căn cước công dân.

Bước 3.

Công dân chụp ảnh, thu nhận dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng; nhận Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, kiểm tra và ký xác nhận.

Bước 4.

Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân và đến nhận thẻ theo đúng ngày hẹn.

Lưu ý: Miễn phí đối với người cấp thẻ căn cước công dân lần đầu. Riêng người chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang thẻ căn cước công dân thì nộp lệ phí 30.000 đồng.

Xem thêm:

Một số vấn đề pháp lý về thẻ Căn cước công dân

Đổi thẻ căn cước công dân có phải đổi sổ BHXH?

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X