Khi tăng thuế, giá của hàng hóa dịch vụ tất yếu sẽ tăng lên. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng tới thói quen mua sắm và sử dụng dịch vụ.
Mục đích ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt
Không phải tất cả hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chỉ có một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ mới phải loại thuế này, được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
Thuế tiêu thụ đặc biệt do người tiêu dùng chịu trực tiếp khi có hoạt động mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Khi ban hành thuế này, mục đích của Nhà nước thường nhằm:
- Điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng một số loại hàng hóa xa xỉ, không thật sự cần thiết cho nhu cầu của xã hội, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn với các loại hàng hóa, dịch vụ này;
- Điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá…
- Là công cụ điều tiết thu nhập của người tiêu dùng;
- Là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng như nào đến người tiêu dùng?
Thuế tiêu thụ ảnh hưởng như nào đến người tiêu dùng?
Khi áp thêm thuế vào bất cứ mặt hàng hay dịch vụ nào đều đồng nghĩa với việc giá cả đến người tiêu dùng sẽ được đẩy cao hơn. Đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt thường áp mức thuế rất cao sẽ khiến giá của đối tượng chịu thuế bị đẩy cao hơn rất nhiều. Giá bán cao hơn sẽ khiến người tiêu dùng phải lăn tăn, cân nhắc hơn khi quyết định “rút ví”.
Vì vậy, người tiêu dùng đôi khi phải bỏ qua hoặc hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì không đủ khả năng chi trả hoặc cân nhắc đến hiệu quả chi tiêu do số tiền trả cho thuế tiêu thụ đăc biệt rất cao, thậm chí có khả năng cao hơn nhiều giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ sử dụng.
Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt không được miễn đối với bất cứ trường hợp nào mà chỉ được giảm rất ít (tối đa 30% số thuế phải nộp) khi người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ.
hieuluat.vn