hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/06/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú

Cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú là những thuật ngữ được dùng khá phổ biến. Từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú mới sẽ có hiệu lực, theo đó, làm thế nào để phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú. Cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Câu hỏi: Cho em hỏi, cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú thì khác gì nhau ạ, em nghe mấy từ này đều na ná nhau, không rõ - Nguyễn Minh Long (Lâm Đồng)

Trả lời:

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã) - theo khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại (Điều 11 Luật Cư trú)

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020)

Là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)

Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày (khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020)

Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

Ở lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... trong thời gian ít hơn 30 ngày

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

Có thời hạn

Ít hơn 30 ngày

Nơi đăng ký thời hạn cư trú

- Công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh

Công an xã, phường, thị trấn

Công an xã, phường, thị trấn

Điều kiện đăng ký

- Có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó

- Được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý cho nhập hộ khẩu

Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài nơi thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên

Ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h, nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú trước 8h sáng ngày hôm sau.

Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Kết luận:

- Nơi cư trú gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

- Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài không có thời hạn;

- Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên ngoài nơi thường trú từ 30 ngày trở lên

- Lưu trú là nơi ở ngoài nơi thường trú hoặc tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Trên đây là giải đáp về Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X