Nếu vi phạm pháp luật và bị xử lý, người thực hiện sai phạm sẽ bị coi là có tiền án hoặc tiền sự. Vậy tiền án, tiền sự là gì?
Tiền án, tiền sự là gì?
Trả lời:
Từ trước tới nay, tiền án, tiền sự chỉ được nhắc đến trong các quy định của pháp luật chứ chưa có quy định cụ thể giải thích tiền án, tiền sự là gì.
Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:
Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.
Dựa trên các quy định liên quan đến tiền án, tiền sự, có thể hiểu:
- Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án.
- Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Xử phạt hành chính có phải tiền án, tiền sự?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, tiền án, tiền sự là hai khái niệm khác nhau.
Trong đó, tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự.
Còn người người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính thì bị coi là có tiền sự.
Như vậy, bị xử phạt hành chính không không phải tiền án mà là tiền sự.
Sau bao lâu thì được xóa tiền án, tiền sự?
Trả lời:
Về thời hạn xóa tiền án:
Người có tiền án (án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:
- Đương nhiên được xóa án tích;
- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án: Trong trường hợp đã bị kết án về một về một trong các tội xâm phạm an ninh Quốc gia (chương XIII Bộ luật Hình sự) hoặc một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loại người và tội phạm chiến tranh (chương XXVI);
- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định.
Trường hợp của bạn thuộc một trong những trường hợp đương nhiên xóa án tích. Cụ thể, Điều 70 quy định:
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, bạn sẽ được xóa án tích về Tội trộm cắp tài sản nếu không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính.
Về thời hạn xóa tiền sự
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trong đó, biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, theo quy định trên, sau 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định phạt tiền về hành vi cố ý gây thương tích mà không tái phạm thì bạn sẽ được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là quy định về tiền án tiền sự là gì? Nếu còn vấn đề thắc mắc, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Xem thêm: