hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ mới nhất

Mục lục bài viết
  • Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ 
  • Đặc điểm của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
  • Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Vậy tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ như thế nào?

Câu hỏi: Theo tôi được biết Nhà nước ban hành tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi xác định dựa trên các tiêu chí nào? Rất mong được Luật sư hỗ trợ.

Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ 

Quy mô của doanh nghiệp được xác định theo từng lĩnh vực và dựa vào các tiêu chí chủ yếu về số lao động và doanh thu do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏTiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ

Căn cứ Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm: Doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ; có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người, đồng thời có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Để xác định quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dựa trên một số tiêu chí cơ bản.

Theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 nêu trên, tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo các tiêu chí cụ thể như sau:

Lĩnh vực/Tiêu chí

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Nông - lâm - công nghiệp, thuỷ sản và xây dựng

Thương mại - dịch vụ

Nông - lâm - công nghiệp, thuỷ sản và xây dựng

Thương mại - dịch vụ

Nông - lâm - công nghiệp, thuỷ sản và xây dựng

Thương mại - dịch vụ

Số lượng lao động tham gia BHXH bình quân năm

Không quá 200 người

Không quá 100 người

Không quá 100 người

Không quá 50 người

Không quá 10 người

Không quá 10 người

Tổng doanh thu của năm

Dưới 200 tỷ đồng

Dưới 300 tỷ đồng

Dưới 50 tỷ đồng

Dưới 100 tỷ đồng

Dưới 3 tỷ đồng

Dưới 10 tỷ đồng

Tổng nguồn vốn của năm

Dưới 100 tỷ đồng

Dưới 100 tỷ đồng

Dưới 20 tỷ đồng

Dưới 50 tỷ đồng

Dưới 3 tỷ đồng

Dưới 3 tỷ đồng

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Dựa trên các quy định về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cũng như thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này hiện nay, có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ gồm:

- Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ sử dụng ít lao động và doanh thu ít hơn so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, về chất lượng nhân sự, khả năng quản lý, chi phí đào tạo cũng chưa cao và chưa được chú trọng đầu tư nhiều. Các doanh nghiệp này thường sử dụng người lao động tại các địa phương.

- Có nguồn vốn thấp và quy mô nhỏ, thường không tiếp cận được với những nguồn vốn lớn để mở rộng đầu tư kinh doanh. Các doanh nghiệp này thường yếu thế hơn các doanh nghiệp lớn trong việc chiếm lĩnh các thị trường đặc biệt tại nước ngoài.

- Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại không chế biến và sản xuất mà chủ yếu là phân bổ, cung ứng dịch vụ hàng tiêu dùng. Bởi vì các doanh nghiệp này hầu như không đủ nguồn vốn để sản xuất, chế biến.

- Dễ dàng để khởi nghiệp kinh doanh nhưng rất dễ gặp rủi ro bởi nhiều lý do như: Thiếu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và chi trả các chi phí hoạt động, thiếu nhân sự có kỹ năng, thị trường cạnh tranh cao,…

- Các doanh nghiệp này đa số điều hành theo phong cách của công ty gia đình, dễ xảy ra tranh chấp về sở hữu doanh nghiệp.

- Thường gặp vấn đề về công nghệ lạc hậu và thủ công, khó tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp này thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do đó khó tránh khỏi việc ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn,...

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏĐặc điểm của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, được quy định tại Chương III Nghị định 80/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:

  • Hỗ trợ 100% chi phí của khóa học đào tạo khởi sự kinh doanh; tối đa 70% chi phí khóa học quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ;

  • Miễn phí học phí cho học viên tham gia đào tạo quản trị doanh nghiệp tại nơi kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp do nữ làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp có nhiều lao động nữ.

- Hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp: Được miễn phí truy cập các thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

- Hỗ trợ tư vấn: Được tiếp cận mạng lưới tư vấn viên tại Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để được tư vấn theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo: Tư vấn về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, thông tin và xúc tiến thương mại;...

Trên đây là những thông tin về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ. Nếu có vướng mắc, hãy liên hệ:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X