Lễ Quốc tang là tang lễ được tổ chức theo nghi thức cao nhất của Nhà nước Việt Nam, thể hiện sự trân trọng những công lao, cống hiến của người vừa từ trần.
Những ai được tổ chức Quốc tang?
Theo quy định của Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây trong bộ máy Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch Quốc hội.
Một số cán bộ cấp cao khác nếu có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế sẽ được Bộ Chính trị xem xét và quyết định tổ chức Lễ Quốc tang.
Tổ chức các hoạt động vui chơi trong ngày Quốc tang xử phạt thế nào?
Tổ chức các hoạt động vui chơi trong ngày Quốc tang xử phạt thế nào?
Lễ Quốc tang được tổ chức trong vòng 2 ngày. Thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang.
Trong ngày Lễ Quốc tang, việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng bị cấm.
Hoạt động vui chơi, giải trí công cộng được hiểu là các sự kiện, lễ hội, các trò chơi… có quy mô lớn, nhiều người tham gia, có tính chất phổ biến.
Theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về Lễ Quốc tang sẽ bị phê bình hoặc xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định hình thức xử phạt đối với từng hành vi cụ thể. Nhưng dưới góc độ đạo đức, việc dừng những hoạt động vui chơi, giải trí trong ngày Quốc tang là rất cần thiết, thể hiện lòng tôn kính với người đã mất, thể hiện sự đau buồn với sự mất mát chung của cả nước.
hieuluat.vn