hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 07/06/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp nào cha được nuôi con dưới 36 tháng sau ly hôn?

Về nguyên tắc, khi ly hôn thì con dưới 36 tháng sẽ được giao cho người mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con, pháp luật cũng đặt ra một số trường hợp ngoại lệ.

Trường hợp nào cha được nuôi con dưới 36 tháng sau ly hôn?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Điều này nhằm đảm bảo trẻ dưới 36 tháng tuổi được gần mẹ, nhất là trường hợp trẻ bú sữa mẹ. Và cũng bởi quan điểm của người Việt Nam là trẻ nhỏ thì cần có mẹ chăm sóc, yêu thương, “sảy cha ăn cơm với cá, sảy mẹ liếm lá ngoài chợ”…

Tuy nhiên, có 3 trường hợp ngoại lệ con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ở với cha sau khi cha mẹ ly hôn:

- Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;

- Mẹ từ chối nuôi con.

3 trường hợp cha được nuôi con dưới 36 tháng sau ly hôn?

3 trường hợp cha được nuôi con dưới 36 tháng sau ly hôn?

Việc mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được thể hiện như sau:

+ Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con;

+ Mẹ không có điều kiện hoặc/và thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, không có điều kiện cho con vui chơi giải trí, và giúp con hình thành nhân cách đạo đức tốt…

Vì vậy, ngoài trường hợp cha,mẹ thỏa thuận được với nhau về việc người cha trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người mẹ từ chối nuôi con thì người cha phải chứng minh được những vấn đề trên thì mới có cơ hội dành được quyền nuôi con dưới 36 tháng.

Có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Nếu cuối cùng, người cha vẫn không được Tòa án trao quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì sau khi con lớn người cha vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con khi có các căn cứ sau:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu con đã trên 7 tuổi, việc thay đổi này cần xem xét nguyện vọng của con.

Xem thêm:

Hướng dẫn thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi hôn nhân tan vỡ, ai được quyền nuôi con?

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X