Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt. Vì vậy, pháp luật quy định chặt chẽ về mặt thủ tục khi thực hiện các hoạt động liên quan tới đất. Tuy nhiên, một số trường hợp, pháp luật vẫn công nhận việc tặng cho đất bằng miệng.
Việc tặng cho phải lập thành văn bản
Khoản 3 điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;"
Như vậy, việc tặng cho muốn được công nhận là hợp pháp cần được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.
Pháp luật có công nhận việc tặng cho đất bằng miệng
Trường hơp pháp luật công nhận việc tặng cho đất bằng miệng
Ngày 06/04/2016, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã thông qua Án lệ số 03/2016/AL với nội dung cơ bản như sau:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”.
Như vậy, việc tặng cho đất bằng miệng, không được lập thành văn bản, không được công chứng, chứng thực theo quy định sẽ được pháp luật công nhận khi có đủ tất cả các yếu tố sau:
- Khi xây dựng nhà, không gặp phải sự phản đối hay khó khăn nào.
Theo quy định, việc áp dụng án lệ phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.