Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ. Trong một số trường hợp, sĩ quan dự bị sẽ được gọi vào phục vụ tại ngũ.
Đối tượng thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
Những đối tượng sau đây có đủ tiêu chuẩn về chính trí phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.
Trường hợp nào sĩ quan dự bị chuyển thành sĩ quan tại ngũ?
Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Theo Nghị định 26/2002/NĐ-CP, đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị bao gồm:
- Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển sang ngạch dự bị;
- Cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1, đã qua đào tạo sĩ quan dự bị, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên đã qua đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị.
Trường hợp nào sĩ quan dự bị được chuyển thành sĩ quan tại ngũ?
Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
- Trong thời bình, đối với sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ; thời gian phục vụ tại ngũ là 2 năm;
- Trong thời chiến, khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ hoặc khi có nhu cầu sĩ quan làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức động viên cục bộ.
Xem thêm:
Làm thế nào để trở thành sĩ quan Quân đội?
hieuluat.vn